Những diễn biến bất lợi trên thế giới khiến thị trường bốc hơi hàng chục tỷ USD. Túi tiền của nhiều tỷ phú Việt xẹp nhanh chóng.
Sau một phiên tụt giảm với vốn hóa thị trường bốc hơn 4 tỷ USD, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục tụt dốc, bốc hơi thêm 27 điểm trong phiên giao dịch sáng ngày 19/6. VN-Index xuống dưới ngưỡng 960 điểm.
Tính tới 10h50, chỉ số VN-Index giảm khoảng 27,44 điểm (-2,8%) xuống còn 959,9 điểm. HNX-Index và UPCOM-Index cũng giảm rất mạnh.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh, trong đó có VPBank (VPB), ACB. Cổ phiếu VPBank có lúc giảm sàn xuống 28.200 đồng/cp. Ngân hàng này vừa thực hiện chia tách cổ phiếu thông qua cổ phiếu thưởng và cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, so với mức giá đỉnh cao (đã điều chỉnh), cổ phiếu VPB đã giảm khoảng 17%.
So với đỉnh cao vốn hóa 170 tỷ USD ghi nhận vào ngày 9/4 (khi VN-Index đạt trên 1.200 điểm), thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi hơn 20%, tương đương mất khoảng hơn 30 tỷ USD trong vòng hơn 2 tháng.
VN-Index từ mức 1.200 điểm về hiện tại còn dưới 970 điểm. Thanh khoản cũng giảm chỉ còn khoảng 50-60% so với thời kỳ đỉnh cao kéo dài trong hơn 6 tháng từ quý 4/2017 tới qua quý 1/2018.
Trong phiên hôm qua (18/6), TTCK lần thứ hai trong năm 2018 tụt xuống dưới ngưỡng 1.000 điểm. Thị trường bốc hơi hơn 92 ngàn tỷ (hơn 4 tỷ USD). Hàng loạt tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi mạnh. Nhiều doanh nhân thấy con đường trở thành tỷ phú USD như ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Nguyễn Đăng Quang trở nên dài hơn.
Chỉ trong 2 phiên, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay bốc hơn khoảng 1,7 ngàn tỷ đồng. Tổng tài sản của bà Thảo theo tính toán của Forbes tới 18/6 chỉ còn 2,9 tỷ USD, mất khoảng 1 tỷ USD so với đỉnh cao.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Faros có tài sản quy từ cổ phiếu bốc hơi xuống chỉ còn 21,7 ngàn tỷ đồng (khoảng 950 triệu USD) do cổ phiếu ROS tụt giảm từ 180.000 đồng xuống còn 52.000 đồng/cp như hiện tại.
Tỷ Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát (HPG) cũng có tài sản bốc hơi khoảng 1,6 ngàn tỷ đồng trong hai phiên vừa qua.
Tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam - Phạm Nhật Vượng là người mất ít tiền nhất. Tài sản của ông Vượng hiện nay tính theo cổ phiếu trên sàn trị giá khoảng 190 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,3 tỷ USD), còn theo Forbes tới 18/6 là 6,8 tỷ USD (xếp 236 trên thế giới).
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng phòng Môi giới chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, cho rằng, TTCK giảm do ảnh hưởng của thế giới. Các nhà đầu tư nước ngoài đang kích hoạt tiếp một đợt bán tháo trên các thị trường mới nổi. Nó cho thấy nhóm thị trường này còn rủi ro trong bối cảnh Mỹ tăng lãi suất.
Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, kể từ đầu năm đến nay các quỹ ngoại đã rút khỏi 6 thị trường mới nổi lớn nhất ở châu Á một lượng vốn lớn chưa từng thấy kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Thị trường Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan đã bị rút tổng cộng 19 tỷ USD.
Trong vài tháng gần đây, khối ngoại đã liên tục bán ròng cổ phiếu Việt.
Hôm qua, Indonesia đã nâng lãi suất cơ bản. Nhiều khả năng sáng tháng, Thái Lan sẽ theo bước. Dòng vốn ngoại vào TTCK trong khu vực đang chững lại.
Theo đánh giá của một số CTCK, TTCK hiện vẫn đang chịu áp lực giảm điểm. Tuy nhiên, thị trường có thể sẽ không giảm sâu và sẽ hồi phục quanh ngưỡng hỗ trợ 950 điểm.
M. Hà
Đại gia ôm đất đặc khu dính đòn: Giá đổ dốc, nhà đầu tư tháo chạy
Đại gia ngoại bất ngờ quay đầu bán cổ phiếu và không còn duy trì tình trạng tiền mặt 0%. Tỷ trọng cổ phiếu bất động sản cũng giảm xuống.
23 tuổi sở hữu 1.700 tỷ, đại gia trẻ tuổi giàu hơn Bầu Đức
Hàng loạt các giao dịch sang tên bí ẩn tại VPBank đã tạo ra thêm nhiều đại gia trẻ tuổi là cổ đông của ngân hàng và có tài sản ngàn tỷ.
Làm cú đậm 1 tỷ USD: Đại gia giàu nhất làng ngân hàng gây đảo lộn
Đại gia gốc Đông Âu, cả nhà có tỷ USD, giàu nhất ngân hàng Việt có bước đi đúng như kế hoạch trước đó: tăng vốn điều lệ thêm tỷ USD, bất chấp ngân hàng có khởi đầu không mấy tốt đẹp.