- Thị sát các điểm nóng về sốt xuất huyết ở TP.HCM, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận thấy vẫn tồn tại tình trạng người dân lơ là trong phòng chống dịch bệnh.

 

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn Bộ Y tế đã kiểm tra thực tế tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM.

Tại phường Hiệp Thành - nơi đang số ca bệnh sốt xuất huyết cao nhất tại Quận 12 với 197 người mắc, trong đó 1 ca tử vong, Bộ trưởng Y tế nhận thấy vẫn còn tình trạng các vật dụng phế thải như ly nhựa, vỏ hộp cơm chứa nước có lăng quăng không được thu dọn.

{keywords}
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến soi tìm lăng quăng

Theo Phó CT UBND Quận 12 Trịnh Thị Mỹ Lan, 7 tháng đầu năm có 883 ca mắc SXH, tăng hơn 116% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó số ca bệnh nhập viện tăng mạnh nhất trong tháng 6 và 7.

Các phường Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp là điểm nóng dịch SXH.

Bà Lan cho hay, cùng với tuyên truyền, địa phương rốt ráo trong công tác phòng chống dịch như cử cán bộ xuống tận nhà dân lật bỏ các vật dụng chứa nước có thể là nơi muỗi đẻ trứng, sinh sản và hướng dẫn người dân cách diệt muỗi, lăng quăng.

Các khu phố cũng thành lập tổ phòng chống dịch bệnh và thứ 7 hàng tuần ra quân dọn vệ sinh. Tuy nhiên khó khăn nhất là người dân chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

"Có lúc đội tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đến hướng dẫn và cùng dọn các dụng cụ chứa nước không dùng, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết để loại bỏ lăng quăng nhưng sau đó người dân vẫn bỏ qua" - nữ Phó CT quận 12 nêu ví dụ.

Tới thời điểm hiện tại, Sở y tế TP ghi nhận có gần 11.200 ca SXH, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó có 4 ca tử vong.

Có 18/24 quận, huyện có số ca bệnh tăng so với cùng kỳ năm 2016, trong đó huyện Cần Giờ và Quận 12 tăng cao hơn 100%.

Hiện quận Bình Tân có số ca bệnh và tỷ lệ mắc cao nhất TP.

Ngành y tế đã xử phạt hành chính 75 trường hợp cố tình không thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, tập trung ở quận Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Thạnh và quận 12.

{keywords}
Bệnh nhi điều trị SXH tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh để phòng chống tốt dịch bệnh sốt xuất huyết, công tác truyền thông phải đi đầu để người dân có nhận thức đúng.

Theo Bộ trưởng Tiến, muỗi gây ra SXH thường sống những nơi đọng nước mưa, nước sạch, nên thông điệp tuyên truyền cho người dân phải đi thẳng vào các biện pháp, như lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước không cần thiết như bình hoa, hộp nhựa, các dụng cụ chứa nước; thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà…

Muốn khống chế SXH thì đầu tiên phải diệt loăng quăng. Khi có dịch bệnh phải phun thuốc diệt muỗi cho đúng cách - Bộ trưởng Y tế khẳng định.

Bộ trưởng Kim Tiến nói rằng cần phải thực hiện công tác tập huấn điều trị bệnh SXH cho y tế tuyến dưới để tránh các BV tuyến trên quá tải.

Các bệnh viện cần chủ động lọc bệnh để phân tuyến điều trị, dứt khoát không để bệnh nhân SXH phải nằm ghép, nằm ngoài hành lang.

 

4 trẻ tử vong, người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt

4 trẻ tử vong, người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt

Sau gần 1 tuần điều trị, bé gái 1 tuổi ở Sài Gòn đã tử vong vì sốt xuất huyết. Đây là trường hợp thứ 4 tử vong bởi căn bệnh này.

Phó Thủ tướng vào ổ dịch sốt xuất huyết tìm bọ gậy

Phó Thủ tướng vào ổ dịch sốt xuất huyết tìm bọ gậy

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng Bộ trưởng Y tế đã trực tiếp đến 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại quận Đống Đa, Hà Nội để kiểm tra.

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng, biến chứng ít ai biết

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Triệu chứng, biến chứng ít ai biết

Không có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện: giảm huyết áp, giảm nhiệt độ, giảm tri giác.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp, Thủ tướng vừa có công điện về việc tăng cường công tác phòng chống SXH.

Đại dịch sốt xuất huyết: phải đọc để bảo vệ gia đình

Đại dịch sốt xuất huyết: phải đọc để bảo vệ gia đình

7.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội từ đầu năm đến nay là một con số đáng báo động. Không thể bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn bảo vệ mình và gia đình khỏi đại dịch đáng sợ này! 

Văn Đức