Phát biểu tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2017 của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) năm 2016, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, với lợi thế có mạng địa phương lớn nhất và mạnh nhất ở Việt Nam, VNPT cần tận dụng cơ hội, phát huy lợi thế này để tiếp tục trở thành một trong ba trụ cột chính trên thị trường viễn thông và CNTT.

Đánh giá kết quả kinh doanh của VNPT năm 2016, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho rằng, năm 2016 đánh dấu sự chuyển mình VNPT sau một năm đổi mới, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  VNPT tiếp tục khẳng định được vị trí là một trong ba trụ cột chính trên thị trường viễn thông, CNTT của Việt Nam.  

Dù trong quá trình tái cơ cấu, VNPT vẫn đảm bảo hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, lợi nhuận nộp ngân sách có mức tăng trưởng cao hơn 2015, cơ bản đạt kế hoạch đề ra. 

{keywords}

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

VNPT đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, viễn thông, CNTT. VNPTđã trở thành đối tác nhiều Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc triển khai hạ tầng viễn thông, CNTT phục vụ Chính phủ điện tử, an toàn và an ninh thông tin.VNPT đã chú trọng đầu tư chiều sâu trong công tác nghiên cứu công nghiệp, CNTT để bước đầu cho ra mắt nhiều sản phẩm mang thương hiệu VNPT.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã thẳng thắn chỉ ra những vẫn đề còn tồn tại của VNPT. Đồng thời, Bộ trưởng tiếp tục chỉ đạo VNPT  tiếp tục đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020 theo chỉ đạo của Chính phủ.

 “VNPT là doang nghiệp viễn thông có mạng địa phương lớn nhất, mạnh nhất hiện nay. Hơn bao giờ hết, VNPT phải tận dụng thế mạnh phát huy lợi thế không doanh nghiệp viễn thông nào có thể có được. Đó là VNPT của 63 tỉnh thành trên cả nước, tận dụng cơ hội này chúng ta mới có thể tiếp tục phát triển”, bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, VNPT đẩy mạnh các dịch vụ có dấu ấn sáng tạo, đặc trưng của VNPT, phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 tại Việt Nam và thế giới. Tiếp tục nâng cao chất lượng mạng lưới, đặc biệt là mạng 3G, triển khai mạng 4G, đẩy mạnh khởi nghiệp Startup ngay trong chính doanh nghiệp, sẵn sàng hội nhập trong thế giới phẳng.

{keywords}

VNPT đã vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Ngoài ra, Bộ trưởng còn chỉ đạo VNPT cần hợp tác với các doanh nghiệp thuộc bộ như Tổng công ty Mobifone, Tổng công ty bưu điện Việt Nam. Tìm kiếm cơ hội  hợp tác đầu tư với các đối tác lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước cũng như phát triển thị trường kinh doanh ở nước ngoài.

Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, dù gặp khá nhiều  khó khăn phát sih trong quá trình thay đổi toàn diện mô hình và cách thức quản trị doanh nghiệp nhưng kết quả lợi nhuận tăng trưởng 20% so với năm 2016, cho thấy VNPT đã tái cấu trúc đúng. 

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016, tổng lợi nhuận toàn tập đoàn đạt 4.380 tỷ, đạt 102 kế hoạch, tăng 20,3% so với năm 2015. Phát triển mới 6,5 triệu thuê bao di động, số thuê bao cáp quang tăng gấp 2 lần so với năm 2015. 

Tổng doanh thu của VNPT đạt 133.233 tỷ, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 7% so với năm 2015. Tổng nộp ngân sách toàn VNPT đạt 3.600 tỷ, tăng 1,4% so với năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu hợp nhất toàn tập đoàn đạt 7%, tăng 20,1% so với năm 2015.

VNPT cũng đẩy mạnh sang lĩnh vực CNTT, xác định đây là mảng kinh doanh mũi nhọn trong giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, VNPT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc khối công nghệ doanh nghiệp, tiếp tục xúc tiến đầu tư ra nước ngoài. 

Năm 2017, VNPT sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại thị trường một số nước châu Á, châu Âu theo hướng không chỉ là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống mà sẽ kết hợp với việc cung cấp sản phẩm công nghệ công nghiệp và dịch vụ CNTT.

D.Anh