Tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (15/6), Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết vấn bảo vệ môi trường được các ĐBQH đưa ra, đặc biệt là ý kiến của nhiều nhà khoa học và nhân dân đã được Chính phủ nhận diện.

Người gây ô nhiễm thì phải trả tiền

“Chúng tôi thực hiện cam kết thông qua dự thảo luật Bảo vệ môi trường lần này. Luật sẽ gắn với mục tiêu thay đổi một cách toàn diện để làm sao đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường và phải đảm bảo thực hiện được Hiến pháp. Đó là đảm bảo chất lượng và quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhắc lại lời Thủ tướng Chính phủ khẳng định rất nhiều lần là “chúng ta phải thực sự lấy môi trường để làm mục tiêu cho phát triển” và cho biết, toàn bộ quan điểm này đã được thể hiện trong dự thảo luật Bảo vệ môi trường lần này.

{keywords}
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Người nào sản sinh ra nhiều chất thải rắn sinh hoạt, người đó phải chi trả nhiều hơn

Ngoài ra, ông Hà cho biết, dự luật lần này còn đặt ra nhiều vấn đề rất thiết thực và cụ thể, sát sườn với người dân như vấn đề về nước thải và xử lý chất thải gắn với sinh hoạt với quan điểm là “người gây ô nhiễm thì phải trả tiền”, người được sử dụng dịch vụ về môi trường thì phải chi trả.

Cùng với đó, nhà nước sẽ cam kết đầu tư vào những vấn đề môi trường do lịch sử để lại từ trước. Người dân và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò trung tâm trong vấn đề triển khai thực hiện, kể cả vấn đề giám sát và khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể.

“Như vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt thì người nào sản sinh ra nhiều, người đó phải chi trả nhiều hơn, phải trên cơ sở số lượng, định lượng”, tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng.

Môi trường ô nhiễm là một kẻ thù

Theo ông Hà, chất thải không phải hoàn toàn là chất thải mà còn là tài nguyên, 40% chất thải là tài nguyên sẽ được thu gom, tái chế, tái sử dụng. “Việc xử lý này người dân tham gia trực tiếp sẽ có lợi về vấn đề bảo đảm môi trường”.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng việc này sẽ có lợi về mặt kinh tế vì khi xử lý như vậy sẽ thu được tài nguyên từ chất thải tái chế, tái sử dụng.

“Chính phủ sẽ hết sức thận trọng, tức là sẽ có lộ trình bài bản và đồng thời chúng ta sẽ có nhiều phương thức dựa trên kinh nghiệm quốc tế để tính toán, định lượng và có lộ trình để hỗ trợ kịp thời cho những người dân yếu thế và khó khăn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra, những chính sách này sẽ do chính người dân và địa phương bàn bạc triển khai, có sự tham gia và vai trò chủ đạo của các tổ chức Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh.

“Tất cả trong luật đã có những quy định rất cụ thể và tôi nghĩ rất nhiều vấn đề khác về môi trường tương tự như vấn đề xử lý nướ c thải, quản lý môi trường nói chung, bảo vệ các thành phần môi trường được dự luật nêu ra toàn diện. Tôi rất mong sẽ nhận được ý kiến”, ông Hà nói.

Theo Bộ trưởng, với một tinh thần như là chống dịch Covid-19 vừa qua, cũng như tinh thần truyền thống của dân tộc khi chống giặc thì vấn đề “ô nhiễm môi trường  là kẻ thù”.

“Vì vậy chúng ta phải có quan điểm đảm bảo môi trường và chống ô nhiễm môi trường như chống giặc. Tôi nghĩ, với tinh thần đó, sự đoàn kết của nhân dân và cử tri, đại biểu sẽ giúp cho luật Bảo vệ môi trường đi vào thực tế để đảm bảo chất lượng cho sức khỏe người dân”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kêu gọi.

Sửa Luật Đất đai toàn diện khi có nghị quyết của TƯ

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, xuất phát từ bảy  vướng mắc, khó khăn về đất đai, Chính phủ  đã trình để sửa đổi một số điều của Luật Đất đai. Đến nay, hầu hết các vấn đề khó khăn, vướng mắc đã được tiếp thu và sửa ngay trong các luật Quy hoạch, Đầu tư, Xây dựng và có hai nghị quyết của Quốc hội.

Chính phủ đã tham mưu, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Ban Kinh tế TƯ đã sơ kết Nghị quyết số 19 về chủ trương chính sách đất đai cho giai đoạn 2016-2021 đã đưa ra rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tổ chức, cơ chế, chính sách pháp luật.

“Bộ Chính trị đã có Kết luận số 36 khẳng định phải tiếp tục nghiên cứu, không chỉ là một số điều nữa mà phải sửa đổi toàn diện cơ chế chính sách pháp luật. Việc sửa đổi liên quan rất nhiều đối tượng nên cần phải làm hết sức thận trọng, kỹ lưỡng, toàn diện từ vấn đề lý luận cho đến vấn đề thực tiễn. Đặc biệt chú ý hơn đến 60% những người đang sử dụng đất”, Bộ trưởng lý giải.

Khi có nghị quyết của Ban Chấp hành TƯ về chính sách pháp luật đất đai cho giai đoạn 2021-2030, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa Luật Đất đai ngay.

Thu Hằng - Trần Thường

Chánh án Nguyễn Hòa Bình lên tiếng trước Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải

Chánh án Nguyễn Hòa Bình lên tiếng trước Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải

“Câu chuyện đặt ra là có oan sai? Tôi sẽ trả lời câu hỏi Hồ Duy Hải có oan sai, có phạm tội hay không?”, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói trước Quốc hội.