- Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý khắc phục công tác cán bộ thời gian qua, tránh được tình trạng chạy chức, bổ nhiệm người thân quen.
Sáng nay, Bộ Nội vụ khai mạc kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.
XEM CLIP:
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, đây là một trong những nội dung thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng của Bộ Chính trị.
Theo ông, năm 2017, Ban Tổ chức TƯ và Bộ Nội vụ đã tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý cấp vụ. Từ đó, Bộ rút ra bài học kinh nghiệm, phương pháp làm để năm 2018 và những năm tiếp theo cũng như các bộ, ngành và địa phương khác có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, tuyển chọn lãnh đạo quản lý.
“Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, khắc phục công tác cán bộ thời gian qua, tránh được tình trạng chạy chức, chạy quyền và bổ nhiệm những người thân quen”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.
Cuối năm nay, Bộ Nội vụ sẽ có báo cáo Bộ Chính trị về việc tổ chức thí điểm thi tuyển.
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cùng các ứng cử viên. Ảnh: T.Hằng |
Vừa qua, Bộ có văn bản hướng dẫn việc tổ chức thi tuyển về chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp vụ, sở, phòng. Có 14 bộ, ngành và 22 địa phương đăng ký làm thí điểm. Bộ khuyến khích tất cả các bộ, ngành, địa phương còn lại tiếp tục tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Đợt thi lần này, Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển 4 chức vụ phó và tương đương. Dự kiến cuối năm nay, Bộ tiếp tục đợt thi tuyển 2 chức vụ phó.
Bộ trưởng đề nghị các thành viên hội đồng, ứng viên làm việc trên tinh thần tích cực. Các ứng viên bình tĩnh, trình bày ngắn gọn, không kéo dài thời gian.
14 ứng viên thi tuyển 4 vị trí
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nội vụ cho biết, 4 chức danh thi tuyển lần này gồm: Phó chánh văn phòng, Phó chánh thanh tra, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước.
16 ứng cử viên nộp hồ sơ đều là cán bộ thuộc Bộ, không có ứng viên bên ngoài.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Ảnh: T.Hằng |
“16 ứng viên đều đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn nhưng đến ngày thi viết chỉ có 15 ứng viên, 1 người bị ốm nên không dự thi”, ông Khánh cho hay.
Kết quả thi viết ngày 19/4, cả 15 ứng viên đều đạt điểm cao trên 50%. Tuy nhiên đến nay, Hội đồng thi chỉ nhận 14 đề án, 1 ứng viên chưa hoàn thành đề án nên không tham gia bảo vệ đề án hôm nay.
Sáng nay, các ứng viên bảo vệ đề án vào vị trí Phó chánh văn phòng Bộ, buổi chiều thi vào chức Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương.
Các ứng viên trình bày đề án không quá 20 phút, hỏi và trả lời không quá 30 phút. Hội đồng thi hỏi mỗi câu không quá 1 phút, ứng viên trả lời 3 câu hỏi mỗi lần.
Thành phần Hội đồng thi tuyển gồm tất cả lãnh đạo bộ và các giám khảo mời gồm một phó giáo sư ở Học viện Hành chính quốc gia, một phó giáo sư ở Văn phòng Chính phủ và một phó giáo sư ở Ban Tổ chức Trung ương.
Dự kiến trong ngày mai, Hội đồng thi sẽ công bố kết quả. Sau đó, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân sẽ trao quyết định bổ nhiệm những ứng viên thi đậu.
Khắc phục tình trạng chạy chức, thân quen, 'cánh hẩu'
Phải chỉ ra khâu đột phá là khâu nào, đánh giá cán bộ hay bố trí cán bộ, khắc phục tình trạng chạy chức, chạy hay thân quen, "cánh hẩu".
Triệt chạy chức, bí thư tỉnh phải là người nơi khác
Hội nghị TƯ 7 tuần tới sẽ bàn hàng loạt các vấn đề trong công tác cán bộ như: Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền...
Ông Phạm Minh Chính: Tình trạng chạy chức quyền vẫn là điều trăn trở
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính cho rằng, cơ chế kiểm soát quyền lực, chạy chức, chạy quyền vẫn là điều trăn trở.
Đụng chạm như thi tuyển lãnh đạo
Bình thường, khi có nhu cầu chỉ cần lấy người trong quy hoạch ra xem xét. Nay có thi tuyển, người ngoài quy hoạch cũng có thể cạnh tranh.
Tổng Kiểm toán và 2 bí thư tỉnh ủy 'hiến kế' chặn chạy chức quyền
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhận định: Đã đến lúc cần có biện pháp kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.
Bổ nhiệm một số cán bộ có biểu hiện chạy chức, chạy quyền
Một số trường hợp việc chuyển đổi vị trí công tác, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ có biểu hiện tiêu cực, “chạy chức, chạy quyền”.
Thu Hằng