- Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Càng công khai minh bạch, càng giảm tiêu cực phiền toái, lợi ích nhóm”.
Sáng nay, VPCP và Ngân hàng Thế giới tổ chức hội thảo khởi động đánh giá mức độ sẵn sàng về dữ liệu mở và Chính phủ số tại Việt Nam.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đánh giá dữ liệu mở là xu hướng tất yếu. Hiện Chính phủ Việt Nam đang làm và đang sẵn sàng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng |
“Có thể nói đây là cách mạng về cải cách hành chính. Chính phủ Việt Nam luôn sẵn sàng công khai, minh bạch những gì có thể, trừ tài liệu mật”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh và cho rằng việc này thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp Chính phủ thực hiện quyết tâm kiến tạo, liêm chính hướng tới phục vụ người dân.
Theo Chủ nhiệm VPCP, Thủ tướng quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính kiến tạo, thực tế là minh bạch, công khai hoá. Điển hình như việc năm 2016 là năm Chính phủ xây dựng thể chế chính sách, 2017 là cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức cho DN. Hay như kênh đối thoại Chính phủ với người dân và DN cũng thể hiện công khai minh bạch. Cùng với đó là trên 5.000 thủ tục và điều kiện kinh doanh đã được cắt bỏ.
Ông cho rằng, muốn làm được việc này khó khăn nhất là xây dựng cơ sở dữ liệu. Vì vậy, thời gian tới, Chính phủ tập trung xây dựng cổng tập trung quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tích hợp kho tư liệu của Bộ ngành địa phương để truy cập ở một cổng website duy nhất, cơ sở dữ liệu dân cư có quyền khai thác chung.
“Càng công khai minh bạch, càng giảm tiêu cực phiền toái lợi ích nhóm. Những cái gì không mật thì không nói mật. Không mật mà nói mật là có vấn đề trong đó”, Bộ trưởng Dũng lưu ý.
Dữ liệu mở giúp Chính phủ minh bạch, hiệu quả hơn
Bà Alla Morrison, điều phối chương trình dữ liệu sáng tạo của Ngân hàng Thế giới cho biết, hiện có 52 chính phủ áp dụng hệ thống điều lệ quốc tế về dữ liệu mở, trong đó có 17 chính quyền cấp quốc gia và 35 chính quyền cấp địa phương.
Dữ liệu mở là mở về kỹ thuật, pháp lý, miễn phí khi tái sử dụng với mục đích thương mại. Các dữ liệu cấp quốc gia gồm thống kê quốc gia, ngân sách chính phủ, thời tiết, bản đồ quốc gia. Dữ liệu mở cấp địa phương gồm thông tin tội phạm, an ninh, giao thông vận tải, giấy phép kinh doanh, giáo dục.
Bà Trần Thị Lan Hương, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định, dữ liệu số sẽ tạo ra giá trị mới về kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công, Chính phủ minh bạch và hiệu quả hơn. Chính phủ mở cũng tăng cường vị thế, thăng hạng trên thang bảng đánh giá về minh bạch và thu hút đầu tư.
Bà Hương dẫn chứng các nước tiên phong như Mỹ, Anh, Australia, Đan Mạch đã cho thấy hàng trăm công ty mới thành lập và hàng nghìn việc làm mới được tạo ra. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) đóng góp 122 tỷ USD mỗi năm cho kinh tế Mỹ. Dữ liệu mở về thời tiết ở Mỹ tạo ra hơn 400 công ty, sử dụng hơn 4.000 lao động.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy dữ liệu mở đóng góp hơn 600 triệu euro với hơn 5.000 việc làm. Còn một nghiên cứu ở Australia chỉ ra lợi nhuận trên mức đầu tư (ROI) khoảng 500% từ dữ liệu mở. Còn ở Đan Mạch tạo ra 14 triệu euro mỗi năm...
Đánh giá của Liên minh châu Âu cho thấy lợi ích đáng kể cho các quốc gia liên minh châu ÂU EU 28+ trong việc chia sẻ dữ liệu, không chỉ giữa các Chính phủ mà còn với các doanh nghiệp. Hơn 700 triệu dân tiết kiệm 2.549 giờ khi có dữ liệu về giao thông.
Dữ liệu về sử dụng nhiên liệu giúp lượng tổng tiêu thụ điện toàn châu Âu giảm 16%, có thể do tăng nhận thức và tiết kiệm năng lượng. Tiết kiệm cho các cơ quan hành chính lên tới 1,7 tỷ euro, ở các quốc gia như Đức, Pháp, Anh, Italia.
Bà hy vọng sau đó có khung pháp lý được xây dựng, đưa ra lộ trình phát triển Chính phủ số ở Việt Nam.
Chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Thế giới Kim Andreasson cho rằng, việc xây dựng Chính phủ số là rất cần thiết vì chi phí thông tin số đang rẻ hơn rất nhiều so với các thông tin khác. Ví dụ, nếu thông tin số có chi phí tương đối là 1 thì thông tin điện thoại là 20, bưu điện là 30 và gặp trực tiếp là 50.
'Không gì kiểm soát quyền lực tốt bằng minh bạch thông tin'
Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, vì không có gì kiểm soát quyền lực tốt bằng cách minh bạch thông tin cho báo chí và người dân.
Công khai, minh bạch kết luận thanh tra tạo niềm tin trong dân
Chỉ có công khai, minh bạch kết luận thanh tra mới tạo được niềm tin trong người dân và doanh nghiệp, là tiêu chí xem xét đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân.
Thủ tướng: Minh bạch dùng tiền bồi thường của Formosa
Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành minh bạch việc dùng khoản tiền bồi thường 500 triệu USD của Formosa.
'Cả bộ máy minh bạch thì không có cách nào tiêu cực'
Không phải chỉ có luật phòng chống tham nhũng hay kê khai tài sản mà tất cả bộ máy minh bạch, đúng thì không thể có cách nào tiêu cực, nhũng nhiễu được - Chủ tịch QH phát biểu kết thúc 2 ngày rưỡi chất vấn của QH.
Mất ghế vì thiếu minh bạch tài sản
Trường hợp của Tổng thống Nigeria, Thủ tướng Slovenia và nữ Tổng thống Argentina cho thấy vị trí quyền lực có thể bị chao đảo nếu khước từ nguyện vọng của người dân về minh mạch tài sản.
Thu Hằng