Trước yêu cầu cung ứng đủ hàng hoá thiết yếu, đảm bảo cuộc sống của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ công tác Tiền phương về đảm bảo hàng hoá thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Theo đó, tổ công tác gồm 27 thành viên do một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm Tổ trưởng, các tổ viên gồm đại diện lãnh đạo và công chức các đơn vị Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục QLTT, Cục Công thương địa phương, Cục Công tác phía Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Báo Công Thương. 

{keywords}
TP.HCM đang nỗ lực trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân 

Tổ công tác ngay chiều nay (17/7) có mặt tại TP.HCM để làm nhiệm vụ thường trực tại khu vực phía Nam, theo dõi sát, nắm bắt nhu cầu hàng hoá thiết yếu của người dân tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng như kiểm soát tình hình giá cả thị trường, xử lý các trường hợp đầu cơ tăng giá trục lợi, tham mưu, thực hiện các biện pháp để giải quyết, đảm bảo cung ứng hàng hoá cho các tỉnh phía Nam.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng khuyến cáo TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam giải pháp cho mở cửa lại hệ thống chợ truyền thống với 3 điều kiện: 

Một là chỉ bán hàng hoá thiết yếu bao gồm rau củ quả và hàng hoá tươi sống phục vụ đời sống hàng ngày của người dân; 

Hai là thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5k, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng, v.v...

Ba là thực hiện tiêm vắc xin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống.

Hotline tiếp nhận tố giác hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam

Bộ phận công tác phía Nam (Tổng cục Quản lý thị trường) vừa công khai danh sách số điện thoại đường dây nóng tại 24 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. Đây là hotline do 24 Cục Quản lý thị trường phụ trách để tiếp nhận, xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đặc biệt các hành vi lợi dụng dịch bệnh để gian lận thương mại, thu lời bất chính.
Theo đó, các tổ chức, các nhân tại 24 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để thu lời bất chính có thể gọi ngay đến các đầu số điện thoại sau để tố giác:

{keywords}
 
{keywords}
 


Việc tiếp nhận các hành vi vi phạm góp phần đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Tất cả số điện thoại đường dây nóng do 24 Cục Quản lý thị trường khu vực miền Nam phụ trách sẽ hoạt động thông suốt 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Mọi thông tin sẽ được tiếp nhận theo quy định của pháp luật, đồng thời các thông tin của tổ chức, cá nhân trình báo và nội dung tin phản ánh được giữ bí mật. Quá trình tiếp nhận, xử lý tin báo được thực hiện theo chế độ “Mật” và theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh các hành vi lợi dụng tình hình căng thẳng của dịch bệnh Covid-19 để gian lận thương mại, thu lời bất chính; số đường dây nóng tại 24 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng tiếp nhận các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, chất lượng, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng diễn ra tại các địa phương đó.

(Nguồn Tổng cục Quản lý thị trường)

L.Bằng

Bấn loạn mớ rau, con cá... ba bài học lớn từ Sài  Gòn

Bấn loạn mớ rau, con cá... ba bài học lớn từ Sài Gòn

Một tuần thực hiện Chỉ thị 16, TP.HCM cần rút ra những bài học về tổ chức tốt, hiệu quả hệ thống phân phối. Bao gồm các chợ dân sinh, chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại...