- Bộ TN&MT sử dụng chai kim loại đựng nước thay thế chai nhựa trong các cuộc họp hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”.
Bộ trưởng TN&MT: Kiên quyết từ chối các dự án ảnh hưởng môi trường biển
Vụ rò rỉ khí ammoniac: Hơn 1 tấn khí độc rò rỉ ra môi trường
Phó chủ tịch Thanh Hóa vạch lỗi môi trường Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Tại buổi phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” sáng nay Bộ TN&MT cho hay, các sản phẩm từ nhựa và nilon ra đời đã mang lại không ít tiện ích cho đời sống con người, nhưng việc sử dụng những sản phẩm này đã và đang để lại những hậu quả lớn đối với môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh vật. Phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
Bộ TN&MT sử dụng các chai kim loại thay thế chai nhựa đựng nước trong các cuộc họp |
Chất thải nhựa và nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi năm lượng rác nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái đất 4 lần. Mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ, nhưng chỉ có 27% trong số chúng được xử lý và tái chế. Rác thải nhựa rất nhiều nằm lại dưới đáy đại dương, nơi mà chúng sẽ tồn tại nhiều thế kỷ, và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển.
Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác nhựa đến năm 2050 ở các đại dương, sẽ nặng hơn khối lượng của cá. Và Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.
Bộ TN&MT thống kê, chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải ni lông chiếm đến 7-8%.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà kêu gọi các tổ chức chính trị - xã hội, các DN và từng người dân Việt Nam thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Bộ TN&MT đã không sử dụng các chai nhựa đựng nước tại các cuộc họp/hội nghị tại Bộ và các đơn vị trực thuộc.
Cảnh khủng khiếp nhà cao tầng bị xé toạc, sập xuống sông Đà
Đến trưa nay, vụ sạt lở ở phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã làm 9 nhà bị đổ sập xuống sông, nhiều nhà nằm trong diện nguy hiểm.
Rác chồng chất nhìn là ngất dưới chân cầu Long Biên
Sau đợt mưa kéo dài, mực nước sông Hồng dâng cao khiến chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Long Biên, Hà Nội) ngổn ngang rác thải.
Nữ giám đốc òa khóc khi nhà máy thép ô nhiễm bị di dời
Khi nghe lãnh đạo Đà Nẵng thông báo chủ trương di dời hai nhà máy thép ô nhiễm ở Hòa Vang, nữ giám đốc doanh nghiệp đã òa khóc.
Hà Nội có 187 'điểm đen' ô nhiễm môi trường
Hà Nội có 187 điểm đen, khu vực ô nhiễm và bức xúc về môi trường, năm 2017 tổng số tiền phạt về vi phạm môi trường trên 16,5 tỷ đồng.
Thái Bình