- Dr Seuss và Shel Silverstein là 2 tác giả chuyên viết cho thiếu nhi với những bộ sách tranh kinh điển.

Dr Seuss & Bộ picture book kinh điển

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, giới giáo dục Mỹ đau đầu với hiện trạng năng lực đọc hiểu của trẻ em bắt đầu tuột dốc. Họ cho rằng nguyên nhân chính là do sách giáo khoa lúc bấy giờ rất khô khan, không khơi gợi được hứng thú cho trẻ. Những cuốn sách tranh dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh Dr. Seuss ra đời từ đó.

{keywords}

Tác phẩm của ông vượt lên trên hết thảy bởi chúng chứa đựng trí tưởng tượng gần như bất tận. Ông dẫn dắt người đọc bước vào những tình huống hài hước, thú vị bằng năng lực hội họa và ngôn ngữ vô cùng sáng tạo. Chỉ với một lượng từ vựng ít ỏi và đơn giản đến tận cùng ông vẫn có thể kể được những câu chuyện vô cùng hoàn chỉnh.

Sách tranh của ông không chỉ kể lại các câu chuyện thú vị mà còn rất đặc biệt. Thông qua các câu chuyện, trẻ em có thêm niềm hứng khởi và thoải mái khi học tiếng Anh. Từ những chữ cái đơn giản cho đến những cụm từ, câu, rồi đến câu chuyện, sách tranh của Dr. Seuss giúp trẻ nắm bắt ngôn ngữ theo trình tự từ thấp lên cao. 

Đơn cử như cuốn ABC. Cuốn sách bắt đầu từ hai mươi sáu chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, giảng giải bằng cách ghép các chữ cái và các từ đơn giản lại, đồng thời, những chữ cái này lại nhóm họp với nhau trở thành những câu vần điệu hài hòa. Nhảy lò cò trên bụng to của bố cũng áp dụng phương pháp tương tự. Chúng được kể bằng những từ đơn và những câu đơn giản. Cáo đeo bít tất lại đầy những câu vè thú vị khó nhằn, đem tới cho người đọc những thử thách hấp dẫn mà vui thích.

Cuốn Trứng xanh, giăm bông xanh ra đời từ một vụ cá cược của Dr. Seuss và một người bạn của ông, họ cá xem liệu có thể dùng năm mươi từ đơn viết nên một câu chuyện hay không. Seuss đã thắng và cuốn sách “mỏi miệng” này ra đời. Cuốn sách khơi gợi niềm đồng cảm và chủ đề gần gũi với trẻ thơ: Có muốn nếm thử những món ăn mới hay không? Các tình tiết của câu chuyện cũng phát triển rất sôi động, một người ra sức khuyên, người kia ra sức trốn, kết cục lại cực kỳ bất ngờ.

Ngôn ngữ của Dr. Seuss mang những vần điệu đầy tiết tấu, tròn vành rõ chữ. Lượng từ vựng được sử dụng trong sách cực kỳ ít ỏi, kết cấu câu lặp đi lặp lại, chỉ thay đổi vị trí một số ít từ ngữ, trẻ chỉ cần nhớ được câu đầu tiên thì ngay lập tức dễ dàng đọc được câu phía sau.

Đây là lần đầu tiên, những tác phẩm kinh điển của Dr. Seuss được Alphabooks dịch sang tiếng Việt. 

Shel Silverstein & cuốn sách thiếu nhi kinh điển “Tận cùng nơi lối đi này”

Cuốn sách mới nhất của Shel Silverstein ra mắt độc giả nhí trong mùa hè này là Where the Sidewalk Ends – Tận cùng nơi lối đi này tập hợp hơn 100 bài thơ dành cho thiếu nhi, với nhịp điệu, cách xử lý bắt vần vô cùng tinh tế và những bức tranh minh họa gợi mở và đẹp mắt. Thơ của ông cuốn hút người đọc ở lối nhìn thông minh và hóm hỉnh. Trẻ em dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của từng bài thơ và người lớn sẽ bất giác bật cười bởi ý nghĩa sâu xa.

Đây là cuốn sách thứ hai của Shel Silverstein, xuất bản lần đầu năm 1974. Cuốn sách xếp thứ 29 trong số 73 cuốn sách dành cho mọi gia đình do Tạp chí Time Out của Mỹ bình chọn năm 2015.

Bộ sách Dr. Seuss được Alpha Kids phát hành lần 1 gồm các cuốn:

Cáo đeo bít tất (song ngữ Anh – Việt)

Nhảy lò cò trên bụng to của bố (song ngữ Anh – Việt)

Trứng xanh, giăm bông xanh (song ngữ Anh – Việt)

Ao nhà Mắc-Ê-li-gốt

Chàng Mèo Mang Mũ

Tớ có thể hạ gục 30 cậu hổ hôm nay và Những câu chuyện khác

Sách picture book của Dr Seuss gồm 46 cuốn :

- Được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ, bán hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới, được Bộ giáo dục Mỹ chỉ định là sách bổ trợ cần đọc

- Được chuyển thể nhiều lần, gồm 11 phim ngắn, 4 phim dài, 1 vở nhạc kịch Broadway và 4 bộ phim truyền hình. Một số bộ phim: Thần rừng Lorax (2012), Chú voi và những người bạn (2008), Chàng Mèo Mang Mũ (2003) đạt doanh thu cao.

- 16 cuốn trong 46 cuốn này lọt vào danh sách “100 cuốn sách thiếu nhi bán chạy nhất mọi thời đại” (Publisher Weekly).

- Cuốn Chàng Mèo Mang Mũ lọt vào Top 5 “Những cuốn sách tạo ra nước Mỹ”, được triển lãm tại Washington (6/2012).

T.Lê