- Theo công bố của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ GD-ĐT lọt vào nhóm được xếp hạng cao về chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng trong phục vụ hành chính năm 2017.

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ vừa công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017. Theo đó, kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các bộ, ngành được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất, đạt kết quả từ 80 điểm trở lên, bao gồm 12 bộ, trong số này có Bộ GD-ĐT.

Đây là sự "nhảy bậc" đáng kể trong những năm qua. Năm 2014, Bộ GD-ĐT xếp thứ 18/19; năm 2015 xếp thứ 16/19, năm 2016 xếp thứ 15/19.

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đứng thứ 4/19 Bộ trong bảng xếp hạng về tiêu chí Tác động của cải cách đến bộ máy hành chính nhà nước và chỉ số áp dụng Công nghệ thông tin ; đứng thứ 5/19 trong bảng xếp hạng các tiêu chí về Chỉ số thành phần cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Đây là kết quả của nhiều nỗ lực rà soát, tinh gọn và đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bộ GD-ĐT thời gian qua.

{keywords}
Bảng xếp hạng 19 bộ, ngành trung ương.

Theo bảng xếp hạng năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đạt chỉ số cao nhất với 92,36 điểm. Lần lượt xếp sau là các Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đối tượng của bộ chỉ số này là 19 bộ, ngành và 63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, ngành được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí và 79 tiêu chí thành phần. Thang điểm đánh giá là 100, trong đó điểm tự đánh giá của các bộ (có sự thẩm định của Hội đồng) tối đa là 63,5/100 và điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 36,5/100 điểm.

Chỉ có 6 đơn vị đạt 100% số điểm của tiêu chí “Thực hiện quy định của Chính phủ về tổ chức bộ máy”, gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Đồng thời, đây cũng là những đơn vị đứng đầu chỉ số thành phần cải cách tổ chức bộ máy.

Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng đạt 100% số điểm tại cả 2 tiêu chí khác là “Thực hiện quy định về sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao” và “Thực hiện phân cấp quản lý”. Các Bộ đã chú trọng công tác rà soát biên chế; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra tại các địa phương theo thẩm quyền, đồng thời có những xử lý kịp thời qua kiểm tra việc thực hiện phân cấp.

Theo công bố này, công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính tại Bộ GD-ĐT cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với kết quả chỉ số cải cách hành chính những năm trước đây. 

Được biết, trong thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã tập trung triển khai quyết liệt công tác tác kiểm tra, tuyên truyền cải cách hành chính, nâng cao chất lượng ban hành kế hoạch và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch cải cách hành chính đã ban hành.

Thanh Hùng

 

Bộ Giáo dục dự kiến cắt giảm 91 điều kiện kinh doanh

Bộ Giáo dục dự kiến cắt giảm 91 điều kiện kinh doanh

Giải thích với tổ công tác của Chính phủ rằng "điều kiện kinh doanh cũng là điều kiện đảm bảo chất lượng", Bộ trưởng Giáo dục nói không thể cắt giảm cơ học.

Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành

Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành

Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

Thanh tra Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp nhận phản ánh sai phạm ngành giáo dục

Thanh tra Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp nhận phản ánh sai phạm ngành giáo dục

Để nắm bắt thông tin giúp cho việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, Thanh tra Bộ GD-ĐT tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về giáo dục.

Bộ Giáo dục đang chuyển  dần từ chỉ huy sang giám sát

Bộ Giáo dục đang chuyển dần từ chỉ huy sang giám sát

Trong không ít trường phổ thông việc thực hiện dân chủ hình thức, nể nang, thậm chí giáo viên sợ hiệu trưởng là do không minh bạch, công khai, thiếu giám sát, chế tài xử lý.