Hiệu ứng lan tỏa từ nhiều chính sách hỗ trợ
Trong hệ thống các chính sách trên, lĩnh vực ô tô đã ghi nhận bước đột phá lớn trong năm 2019. Cụ thể, sau 2 năm ban hành, Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô đã góp phần ổn định thị trường, giúp các nhà sản xuất lắp ráp ô tô yên tâm duy trì hoạt động tại Việt Nam.
 
Minh chứng cho sự thành công này là sự kiện Thaco đã xuất khẩu được ô tô nguyên chiếc sang ASEAN. Năm 2019, Thaco đã xuất khẩu được 186 xe, bao gồm: 21 xe bus sang Philippines, Thái Lan, Singapore), 33 xe tải sang Campuchia, 121 xe du lịch sang Myanmar, Thái Lan, 11SMRM sang Mỹ.

{keywords}
Lãnh đạo Bộ Công Thương chứng kiến nghi thức xuất khẩu xe bus Thaco hôm 28/12 (ảnh: Huyền Thúy)

Trong tháng 12/2019, Thaco đã xuất khẩu 1 xe bus mẫu sang Singapore; ngày 24/12 xuất khẩu 120 xe du lịch KIA Cerato sang Myanmar. Kế hoạch năm 2020, Thaco sẽ xuất khẩu 1.026 xe ô tô các loại.

Ngoài ra, Thaco cũng xuất khẩu các lô linh kiện phụ tùng (két giàn nóng máy lạnh, áo ghế, bọc cần số xe du lịch...) sang Hàn Quốc, Nhật Bản. Tổng giá trị xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến nay đạt 26 triệu USD, riêng năm 2019 là 14,5 triệu USD, dự kiến tăng lên 21 triệu USD vào năm sau.
 
Lĩnh vực có nhiều chuyển biến tích cực khác là ngành công nghiệp hỗ trợ. Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 đến năm 2025 đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tiếp cận với các nguồn hỗ trợ về thị trường, kết nối kinh doanh, tư vấn cải tiến, đào tạo, và đổi mới công nghệ…

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, những chuyển biến này thấy rõ rệt sau Hội nghị chuyên đề về công nghiệp hỗ trợ do thủ Tướng chủ trì diễn ra cuối năm 2018.

Đơn cử như, số lượng các dự án được cấp chứng nhận ưu đãi đã tăng lên. Nếu như tháng đến tháng 12/2018, ,Bộ Công Thương chỉ nhận có 37 hồ sơ và có 28 dự án được cấp chứng nhận và trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp trong nước. Nhưng tính đến tháng 11/2019 ,tổng số hồ sơ gửi về đã tăng lên 60 và có 38 hồ sơ được cấp chứng nhận trong đó có 5 doanh nghiệp trong nước. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp cũng quan tâm hơn và tìm đến những chính sách hỗ trợ của chính phủ nhiều hơn trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó các cơ quan quốc tế cũng có quan tâm nhiều hơn đến ngành và có những hợp tác nhất định. Ví dụ như Jica vừa kí chương trình hợp tác với Bộ kế hoạch đầu tư và kết hợp với Bộ Công thương để triển khai một chương trình dài trong thời gian tới hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các khách hàng Nhật Bản. Ngoài ra là các dự án thí điểm nhà cung cấp hợp tác với IFC đã đi vào giai đoạn 2 và có rất nhiều cơ hội để triển khai những hoạt động tiếp theo.
Đáng chú ý nữa, các chương trình nâng cao, cải tiến năng suất cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn như Samsung, Toyota trong thời gian vừa qua, nhờ đó, các Tập đoàn này đã phát triển hệ thống nhà cung ứng ở Việt Nam.

Phát huy vai trò hỗ trợ doanh nghiệp của Bộ Công Thương

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có nhiều biến động và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đưa ra định hướng phát triển và ban hành các chính sách nhằm duy trì vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong các lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ, ô tô, điện tử...
 

{keywords}
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành côgn thương (ảnh: Huyền Thúy)


Thị trường là một trong những yếu tố tiên quyết của các doanh nghiệp, thời gian qua Bộ Công Thương đã làm tốt vai trò khai phá thị trường xuất khẩu thông qua các FTAs mới được ký kết; đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và thị trường trong nước phát triển ổn định, lành mạnh thông qua các hoạt động về quản lý thị trường, phát triển thị trường trong nước...
        
Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng thực hiện tốt vai trò hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp trong nước phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
hông qua Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định 68/QĐ-TTg năm 2017, Bộ Công Thương đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân triển khai các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực sản xuất, quản trị, phát triển thị trường, đào tạo phát triển nguồn nhân lực...
 
Học hỏi từ kinh nghiệm của các nước đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Bộ đã và đang triển khai việc thành lập các Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm. Các trung tâm này sẽ đóng vai trò đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ, xây dựng năng lực, nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo  cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
 
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, như UNIDO, IFC/WB, JICA, KIAT, Samsung... về nâng cao năng lực hoạch định chính sách, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp trong nước và kết nối kinh doanh, đào tạo đội ngũ tư vấn viên... nhằm giúp các doanh nghiệp công nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 
 
Huyền Thúy

 

Công nghiệp chế biến chế tạo: Động lực chính cho phát triển kinh tế

Công nghiệp chế biến chế tạo: Động lực chính cho phát triển kinh tế

Năm 2019 là năm đầu tiên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam xuất siêu. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia đang thực hiện công nghiệp hóa như Việt Nam.