Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020, thời gian qua, Sở LĐ-TBXH phối hợp với Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng”.

{keywords}
Bình Dương thí điểm mô “Dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo dựa vào cộng đồng.

Ông Lê Minh Quốc Cường cho biết: Hiện toàn tỉnh có 4.546 hộ nghèo theo tiêu chí mới của UBND tỉnh; trong đó có 2.610 hộ nghèo, 1.936 hộ nghèo xã hội. Thay vì hỗ trợ tài chính để người nghèo vượt qua khó khăn trước mắt thì việc hỗ trợ học nghề, tạo việc làm mang tính bền vững. Chủ trương của tỉnh là “trao cần câu chứ không trao con cá” để người nghèo nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước vươn lên thoát nghèo.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Hội Bảo trợ NKT,TMC&BNN tỉnh đã hỗ trợ học nghề dựa vào cộng đồng cho hàng chục người nghèo trong tỉnh. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2019, Hội Bảo trợ NKT,TMC&BNN tỉnh phấn đấu sẽ hỗ trợ phương tiện lao động cho 135 đối tượng là hộ nghèo, không có phương tiện lao động sản xuất.

Cụ thể, tập trung đào tạo một số ngành nghề phù hợp với người lao động, khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống trong nông nghiệp, các ngành nghề phục vụ cho doanh nghiệp, trang trại và các công trình dân dụng, bao gồm các nghề: May công nghiệp, may gia dụng, thiết kế, tạo mẫu tóc, lái xe nâng hàng, nấu ăn, đãi tiệc, cắm hoa, trang điểm, pha chế (pha chế đồ uống hoặc pha chế thức uống), trồng và nhân giống nấm (kỹ thuật trồng nấm), tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, chăn nuôi thú y, trồng bưởi theo công nghệ VietGap, trồng rau an toàn, kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt, trồng hoa lan.

Ngọc Anh