Tinh thần 3 không

UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo, đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền đi đôi với cá thẻ hóa trách nhiệm cá nhân ở từng cấp, từng ngành để chống dịch có hiệu quả hơn.

Theo đó, thực hiện "4 tại chỗ" ở mức cao hơn, để không bị động khi dịch tăng lên, diễn biến phức tạp ở nhiều nơi trong địa bàn tỉnh, với phương châm tháo gỡ vướng mắc và điều kiện đảm bảo chống dịch là "3 không: Không nói thiếu kinh phí, phương tiện, vật tư y tế, sinh phẩm; không nói thiếu nhân lực; không nói thiếu quy định và cơ chế, chính sách".

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, chia sẻ, tích cực và tự giác hợp tác, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc thực hiện các biện pháp cần thiết về phong tỏa, giãn cách, cách ly.

Đợt dịch thứ 4 tại Bình Dương ghi nhận 226 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Ổ dịch lớn nhất ở phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên với 190 ca và đến nay vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Từ ổ dịch này đã lan ra các công ty, khu nhà trọ công nhân ở thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An và thị xã Tân Uyên.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số địa phương trong tỉnh Bình Dương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều điểm dịch tễ, công ty, khu nhà trọ ở Bình Dương đã được phong tỏa, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng. Bình Dương cũng đã nâng mức cảnh báo dịch bệnh lên mức cao nhất để tập trung biện pháp và nguồn lực kịp thời chống dịch.

Trước đó, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng lãnh đạo UBND tỉnh đã có buổi làm việc với chủ đầu tư 29 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để bàn biện pháp phòng, chống Covid-19 và chống đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương còn cho rằng, thời gian "vàng” dập dịch còn hơn 10 - 15 ngày nữa, hiện các bộ, ngành Trung ương đã cử các đoàn chuyên gia đến Bình Dương cùng phối hợp thực hiện những biện pháp quyết liệt để đạt hiệu quả phòng, chống dịch trong thời gian này.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng chống dịch ở Bình Dương 

Không để dứt gãy sản xuất

Để chống đứt gãy sản xuất, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh xây dựng lại kịch bản kiện toàn phòng chống dịch bệnh theo hướng phát huy vai trò của các tổ phòng chống dịch các cấp một cách thực chất, hiệu quả, trên cơ sở có sự phối hợp cao độ giữa các ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp như mời chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

Cụ thể, mời chủ doanh nghiệp tham gia vào Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của tỉnh, của huyện, thị, thành lập nhóm kiện toàn thông qua mạng zalo để hiểu tình hình, phối hợp xử lý cho tốt. Khu công nghiệp có doanh nghiệp trên địa bàn nào sẽ tham gia vào ban chỉ đạo ở huyện, thị đó để phối hợp. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào ban chỉ đạo và kiện toàn tất cả đoàn thể hội nông dân, thanh niên, hội phụ nữ và các chủ nhà trọ cùng tham gia phòng, chống dịch.

Về tổ chức sản xuất an toàn, theo Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, nguy cơ thấp thì phải khử khuẩn, khám sàng lọc an toàn tổ chức “3 tại chỗ” cho công nhân ăn, ở, sản xuất tại chỗ, vận động các doanh nghiệp chia sẻ trong điều kiện khó khăn nhất hiện nay để không đứt gãy chuỗi sản xuất. Tận dụng trong thời gian 10 ngày nữa để sàng lọc hết F0 và dần dần ổn định sản xuất.

Đặc biệt, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị thành lập tổ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ hoạt động xuất nhập khẩu do trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16 nên cản trở giao thông, cần phun khử container, xét nghiệm sàng lọc cán bộ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, để tiêu thụ hàng hóa. Các ngành, địa phương cần có sự phối hợp trong bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm phòng chống dịch; tạo điều kiện cho người lao động, nhất là trong khu vực cách ly. Các tổ chức cần tiếp tục kịp thời  hỗ trợ các chế độ đến người lao động theo quy định.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh àm xáo trộn nhiều hoạt động nhưng với môi trường đầu tư thuận lợi, cùng nhiều nỗ lực tiếp thị trực tuyến, tỉnh Bình Dương tiếp tục thu hút nhiều dự án với tổng vốn 1,3 tỉ USD, đứng thứ ba cả nước.

Trong 5 tháng đầu năm 2021, dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Bình Dương với tổng vốn thu hút được là gần 1,3 tỉ USD, tăng hơn gấp rưỡi so với năm trước. Tính lũy kế, tỉnh Bình Dương tiếp tục giữ vị trí trong top đầu cả nước về thu hút vốn FDI (đứng thứ ba, chỉ xếp sau TP.HCM, Hà Nội) với gần 4.000 dự án đang hoạt động, tổng vốn đăng ký 36,5 tỉ USD.

Nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Bình Dương bên cạnh lĩnh vực sản xuất hiện đã có những dự án lớn trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, hứa hẹn mang lại giá trị gia tăng và tiện tích tốt hơn cho người dân.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Bài và ảnh: Thu Thủy