UBND tỉnh Bình Dương vừa kiến nghị HĐND tỉnh này thông qua chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị.

{keywords}
Một cơ sở đốt rác thải gây ô nhiễm bị công an xử lý tại Bình Dương vào đầu năm 2019

Bình Dương là một trong những tỉnh có số lượng doanh nghiệp hoạt động lớn nhất trên cả nước. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện có khoảng 150 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu đô thị có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các ngành nghề như: Sản xuất sắt thép, phế liệu, cơ khí, hóa chất, xi mạ... 

Dự kiến, mức hỗ trợ đối với doanh nghiệp là 500.000 đồng/m2 nhà xưởng xây dựng hợp pháp nhưng (không quá 1 tỷ đồng đối với một cơ sở). Đối với người lao động đang có hợp đồng lao động với doanh nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên sẽ được hỗ trợ 3 tháng tiền lương cơ bản.

Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp di dời vào trong khu, cụm công nghiệp sẽ được hỗ trợ tiền thuê đất; tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị, hỗ trợ lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở mới.

Theo ông Nguyễn Hồng Nguyên - Phó Giám đốc Sở TN&MT Bình Dương, trước đây đã thực hiện di dời hàng chục cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm trên địa bàn, trong đó chủ yếu tập trung tại các khu đông dân cư như thị xã Thuận An, Dĩ An và TP Thủ Dầu Một.

Trong thời gian sắp tới, dự kiến có khoảng 150 doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ di dời ra khỏi đô thị với kinh phí khoảng 281 tỷ đồng.

Bất nhất trong xử lý nhà máy gây ô nhiễm: Chủ tịch Đà Nẵng nói gì?

Bất nhất trong xử lý nhà máy gây ô nhiễm: Chủ tịch Đà Nẵng nói gì?

Ông Huỳnh Đức Thơ lên tiếng giải thích về các quyết định tiền hậu bất nhất về số phận hai nhà máy thép gây ô nhiễm Dana Úc; Dana Ý.

Minh Tâm