Với đa số người, việc thuê nhà thường để phục vụ nhu cầu cư trú trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, gần đây, có không ít người khéo léo biến ngôi nhà thuê trở thành “phương tiện” để kinh doanh.

Có nhiều mức giá để thuê 1 căn nhà. Đắt hay rẻ chủ yếu tùy thuộc vào 3 yếu tố chính: Diện tích lớn hay nhỏ; chất lượng căn nhà cao hay thấp, có đầy đủ tiện ích hay không; vị trí căn nhà có thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày hay không.

{keywords}

Không chỉ đầu tư để cho làm phòng trọ cho thuê lại, mà một số người còn thuê những khu nhà xưởng bỏ trống để tạo thành các điểm làm việc chung - theo trào lưu co-working dành cho giới khởi nghiệp

Thông thường, những người thuê nhà để ở là người đang có điều kiện kinh tế khá eo hẹp, chưa đủ khả năng mua nhà, trong khi cần có một nơi ở cố định để ổn định cuộc sống. Một số khác có thể đã sở hữu nhà, căn hộ nhưng cho thuê và sau đó thuê lại căn nhà nhỏ hơn, có giá thuê khá rẻ, sử dụng tiền chênh lệch giữa cho thuê và thuê để trang trải một phần chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Gần đây, có một số người đi thuê nhà để kinh doanh - có nghĩa là họ sử dụng căn nhà đi thuê như một phương tiện có thể sinh lợi, có thể hiểu như một cách sử dụng vốn của người khác để kinh doanh.

Thuê nhà để cải tạo và cho một số người khác thuê lại là cách làm phổ biến nhất. Chị Việt Hồng, một nhân viên tiếp thị tạm trú ở quận 2, TP.HCM, cách đây ít lâu đã thỏa thuận thuê 1 căn nhà diện tích 80m2, có 3 tầng lầu ở phường An Phú, quận 2, với giá 20 triệu đồng/tháng.

Sau khi được phép của chủ nhà, chị thuê thợ tới ngăn mỗi tầng thành 2 khu vực riêng biệt, có đầy đủ tiện nghi và cho thuê lại với giá 8 triệu đồng/phòng/tháng. Trừ phần chị ở 1 phòng, 1 phòng để xe, chị cho thuê được 4 phòng, thu nhập 32 triệu đồng/tháng.

{keywords}

Không ít người khéo léo biến ngôi nhà thuê trở thành “phương tiện” để kinh doanh

Một số người khác tìm thuê những mảnh đất ở các khu vực vùng ven thành phố gần khu công nghiệp hay trường đại học, cao đẳng, rồi đầu tư xây những dãy phòng trọ để cho thuê lại. Anh Mạnh Trường, chủ một khu phòng trọ ở quận 9, TP.HCM, cho biết, mảnh đất anh thuê rộng 200m2, giá thuê 15 triệu đồng/tháng, đầu tư xây dãy phòng trọ (12 phòng) hết 200 triệu đồng, giờ đây thu nhập từ cho thuê nhà là 48 triệu đồng/tháng.

Không chỉ đầu tư để cho làm phòng trọ cho thuê lại, mà một số người còn thuê những khu nhà xưởng bỏ trống để tạo thành các điểm làm việc chung - theo trào lưu co-working dành cho giới khởi nghiệp. Những mặt bằng này có thể rộng 100-300m2, đầu tư thêm máy lạnh, bàn ghế, hệ thống ánh sáng và internet.

Bên cạnh đó còn phải có những trang thiết bị, vật dụng để phục vụ nhu cầu giải khát và ăn uống của khách. Một số người từng đầu tư loại hình này cho biết, khoản đầu tư ban đầu họ bỏ ra có thể lên tới 800 triệu đến hơn 1 tỉ đồng, bên cạnh đó còn phải thêm khoản chi phí vận hành, bảo trì, song thu nhập là “rất đáng kể”.

Tất nhiên, với mô hình này, không phải ai cũng có thể dễ dàng thành công. “Việc lựa chọn địa điểm, tiếp thị để thu hút khách và giữ chân khách đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng. Ngoài ra, để phát triển những điểm co-working này còn phải có những mối quan hệ rộng, để thỉnh thoảng mời được các nhân vật có tiếng tăm trong giới kinh doanh, khởi nghiệp đến nói chuyện, tham gia các hội thảo…

Vì vậy, với loại hình này có thể cần tới một nhóm nhà đầu tư, các thành viên phải có tính chuyên nghiệp và toàn tâm toàn ý với dự án của mình, chứ không thể làm ăn một cách “tài tử” được”, một nhà đầu tư ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, tiết lộ.

Hiện nay, bên cạnh các không gian làm việc chung còn có mô hình “chia sẻ không gian sống” cũng là cơ hội để những người thuê nhà nhằm mục đích kinh doanh phát triển các ý tưởng mới của mình một cách hiệu quả.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Khi nào nên thuê nhà?

Khi nào nên thuê nhà?

Mỗi phương thức vay tiền để mua nhà hoặc thuê nhà để ở đều có những ưu, nhược điểm riêng nếu xét dưới góc độ tài chính. Vì vậy, trước khi ra quyết định, chúng ta cũng cần phải xem xét mọi mặt của vấn đề một cách cẩn trọng.