Theo các quan chức chính quyền Washington, Tổng thống Mỹ Obama và hầu hết các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã đối mặt trực tiếp với Trung Quốc xung quanh vấn đề chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển giàu có tài nguyên năng lượng, đặt Thủ tướng Trung Quốc vào thế phòng thủ trong cuộc tranh luận kéo dài.
Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm trong vòng một tuần lễ, Tổng thống Obama đã như con thoi ở nhiều mặt trận với nỗ lực khôi phục ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sau nhiều năm sa lầy vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Ông đã tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia, mở cửa để khôi phục quan hệ với Myanmar và giành được sự ủng hộ về một khối tự do thương mại khu vực mà ban đầu không có mặt Bắc Kinh.
Các tuyên bố từ ông chủ Nhà Trắng dường như làm lãnh đạo Trung Quốc giật mình, họ đã đưa ra hàng loạt cảnh báo cho rằng, Mỹ đang tìm cách làm mất ổn định khu vực.
Điểm nóng hàng hải
Mặc dù đối mặt với những thách thức ngoại giao, ông Obama vẫn dành thời gian để hội đàm với ông Ôn Gia Bảo vào sáng thứ bảy sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị việc này. Và Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã mô tả cuộc gặp như một “cam kết tốt”. Thông tin từ Tân hoa xã cho rằng, ông Ôn bị đặt vào vị trí bất tiện bởi tâm điểm Biển Đông, đặc biệt vì Trung Quốc luôn khẳng định vấn đề không nên đem ra các diễn đàn đa quốc gia.
Theo Tân hoa xã, ông Ôn thừa nhận không muốn thảo luận vấn đề trên tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng nhấn mạnh rằng, sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời những mối quan tâm của các nước láng giềng. Một số phương tiện truyền thông và một quan chức chính quyền Obama tiết lộ, ông Ôn sau đó đã bảo vệ quan điểm của Trung Quốc trên biển.
Động thái trên cho thấy sự thất bại chiến thuật trong cuộc vật lộn để trở thành tiêu điểm ở chiến dịch cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ với nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc ở châu Á, đã ủng hộ quan điểm mà các nước này đưa ra về hội đàm đa phương, thay vì song phương như Bắc Kinh mong muốn.
Quan chức chính quyền Obama ước tính, phần lớn cuộc gặp là những đổi trao kịch tính hơn là kiểu nhóm họp thông thường. Trong số các nhà lãnh đạo 18 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chỉ có lãnh đạo Campuchia và Myanmar không đề cập tới an ninh hàng hải.
Khác với phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, khi các nhà lãnh đạo tụ họp trong một phòng lớn với đoàn tuỳ tùng trợ lý về các vấn đề thương mại, giáo dục, phản ứng với thảm họa tự nhiên... phiên họp hôm thứ bảy chỉ gồm 18 nhà lãnh đạo và một cố vấn (cho mỗi người) ở căn phòng nhỏ hơn - như để tạo điều kiện thuận lợi để có thể trao đổi thẳng thắn.
Hỏi - đáp
Quan chức Mỹ nói rằng, ông Obama - Tổng thống Mỹ đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, "đã không vận động hành lang" để các nhà lãnh đạo khác nêu vấn đề. Những người đầu tiên đề cập là lãnh đạo của Singapore, Philippines và Việt Nam, sau đó là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Australia, Ấn Độ, Nga và nước chủ nhà Indonesia. Theo vị quan chức này, các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại quan điểm về một "giải pháp đa phương cho những xung đột trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ". Và, chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đặt vấn đề, thì ông Obama mới bày tỏ sự đồng tình với họ.
Ông Obama đã lập luận rằng "trong khi chúng tôi không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở cuộc tranh chấp Biển Đông và không đứng về phía nào, thì chúng tôi có mối quan tâm rất lớn tới an ninh hàng hải nói chung và một giải pháp cho vấn đề Biển Đông nói riêng - như một cường quốc ở Thái Bình Dương, như một quốc gia hàng hải và như một nước thương mại cũng như một người đảm bảo cho an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Sau đó, ông Ôn đã trả lời. Quan chức Mỹ mô tả phản ứng của ông là "tích cực trong ý nghĩa rằng, ông không chỉ trích, cũng không sử dụng quá nhiều cách thức quả quyết mà chúng ta thường xuyên nghe thấy từ người Trung Quốc, nhất là những tuyên bố công khai".
Thay vào đó, vị quan chức mô tả, ông Ôn đơn giản nói, hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận vấn đề và khẳng định "Trung Quốc sẽ cố hết sức để đảm bảo rằng, các lộ trình vận chuyển được an toàn và tự do". Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh: "Tôi sẽ mô tả cuộc thảo luận nói chung là mang tính xây dựng và không gay gắt. Các nhà lãnh đạo không nói nước đôi, không nói mơ hồ".
Theo quan chức Mỹ, điều thú vị không ở những gì ông Ôn nói, mà là những gì ông không đề cập. Ví dụ, ông không nhắc lại tuyên bố tranh chấp chỉ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, sau đó, Tân hoa xã viết rằng Thủ tướng đã "xác nhận lại" quan điểm của Trung Quốc, có lẽ hàm ý nói "sự lãng quên" của ông không đồng nghĩa với thay đổi thực sự trong tư tưởng.
Thái An (theo New York Times)
>> Chọn một trật tự hay để nó trôi
>> Tiếp cận TQ: Obama đi trên con đường mới
>> Tranh chấp Biển Đông: Mỹ - Trung đối mặt ở Bali
Một quan chức Mỹ tiết lộ với phóng viên trên chiếc chuyên cơ chở Obama về Mỹ sau chuyến công du Thái Bình Dương, Thủ tướng Trung Quốc lần lượt từ cáu giận sang xây dựng khi phản ứng với những mối quan tâm của hầu hết các nhà lãnh đạo dự thượng đỉnh Đông Á.>> Tiếp cận TQ: Obama đi trên con đường mới
>> Tranh chấp Biển Đông: Mỹ - Trung đối mặt ở Bali
Ảnh: New York Times |
Cuộc gặp diễn ra vào thời điểm trong vòng một tuần lễ, Tổng thống Obama đã như con thoi ở nhiều mặt trận với nỗ lực khôi phục ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sau nhiều năm sa lầy vào cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Ông đã tuyên bố triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ tại Australia, mở cửa để khôi phục quan hệ với Myanmar và giành được sự ủng hộ về một khối tự do thương mại khu vực mà ban đầu không có mặt Bắc Kinh.
Các tuyên bố từ ông chủ Nhà Trắng dường như làm lãnh đạo Trung Quốc giật mình, họ đã đưa ra hàng loạt cảnh báo cho rằng, Mỹ đang tìm cách làm mất ổn định khu vực.
Điểm nóng hàng hải
Mặc dù đối mặt với những thách thức ngoại giao, ông Obama vẫn dành thời gian để hội đàm với ông Ôn Gia Bảo vào sáng thứ bảy sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị việc này. Và Thomas E. Donilon, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã mô tả cuộc gặp như một “cam kết tốt”. Thông tin từ Tân hoa xã cho rằng, ông Ôn bị đặt vào vị trí bất tiện bởi tâm điểm Biển Đông, đặc biệt vì Trung Quốc luôn khẳng định vấn đề không nên đem ra các diễn đàn đa quốc gia.
Theo Tân hoa xã, ông Ôn thừa nhận không muốn thảo luận vấn đề trên tại hội nghị thượng đỉnh, nhưng nhấn mạnh rằng, sẽ là "bất lịch sự" nếu không trả lời những mối quan tâm của các nước láng giềng. Một số phương tiện truyền thông và một quan chức chính quyền Obama tiết lộ, ông Ôn sau đó đã bảo vệ quan điểm của Trung Quốc trên biển.
Động thái trên cho thấy sự thất bại chiến thuật trong cuộc vật lộn để trở thành tiêu điểm ở chiến dịch cạnh tranh với Mỹ về ảnh hưởng trong khu vực. Mỹ với nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc ở châu Á, đã ủng hộ quan điểm mà các nước này đưa ra về hội đàm đa phương, thay vì song phương như Bắc Kinh mong muốn.
Quan chức chính quyền Obama ước tính, phần lớn cuộc gặp là những đổi trao kịch tính hơn là kiểu nhóm họp thông thường. Trong số các nhà lãnh đạo 18 nước tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, chỉ có lãnh đạo Campuchia và Myanmar không đề cập tới an ninh hàng hải.
Khác với phiên họp đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh, khi các nhà lãnh đạo tụ họp trong một phòng lớn với đoàn tuỳ tùng trợ lý về các vấn đề thương mại, giáo dục, phản ứng với thảm họa tự nhiên... phiên họp hôm thứ bảy chỉ gồm 18 nhà lãnh đạo và một cố vấn (cho mỗi người) ở căn phòng nhỏ hơn - như để tạo điều kiện thuận lợi để có thể trao đổi thẳng thắn.
Hỏi - đáp
Quan chức Mỹ nói rằng, ông Obama - Tổng thống Mỹ đầu tiên dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á, "đã không vận động hành lang" để các nhà lãnh đạo khác nêu vấn đề. Những người đầu tiên đề cập là lãnh đạo của Singapore, Philippines và Việt Nam, sau đó là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Australia, Ấn Độ, Nga và nước chủ nhà Indonesia. Theo vị quan chức này, các nhà lãnh đạo đã khẳng định lại quan điểm về một "giải pháp đa phương cho những xung đột trong tuyên bố chủ quyền lãnh thổ". Và, chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đặt vấn đề, thì ông Obama mới bày tỏ sự đồng tình với họ.
Ông Obama đã lập luận rằng "trong khi chúng tôi không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở cuộc tranh chấp Biển Đông và không đứng về phía nào, thì chúng tôi có mối quan tâm rất lớn tới an ninh hàng hải nói chung và một giải pháp cho vấn đề Biển Đông nói riêng - như một cường quốc ở Thái Bình Dương, như một quốc gia hàng hải và như một nước thương mại cũng như một người đảm bảo cho an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Sau đó, ông Ôn đã trả lời. Quan chức Mỹ mô tả phản ứng của ông là "tích cực trong ý nghĩa rằng, ông không chỉ trích, cũng không sử dụng quá nhiều cách thức quả quyết mà chúng ta thường xuyên nghe thấy từ người Trung Quốc, nhất là những tuyên bố công khai".
Thay vào đó, vị quan chức mô tả, ông Ôn đơn giản nói, hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận vấn đề và khẳng định "Trung Quốc sẽ cố hết sức để đảm bảo rằng, các lộ trình vận chuyển được an toàn và tự do". Vị quan chức Mỹ nhấn mạnh: "Tôi sẽ mô tả cuộc thảo luận nói chung là mang tính xây dựng và không gay gắt. Các nhà lãnh đạo không nói nước đôi, không nói mơ hồ".
Theo quan chức Mỹ, điều thú vị không ở những gì ông Ôn nói, mà là những gì ông không đề cập. Ví dụ, ông không nhắc lại tuyên bố tranh chấp chỉ nên được giải quyết song phương. Tuy nhiên, sau đó, Tân hoa xã viết rằng Thủ tướng đã "xác nhận lại" quan điểm của Trung Quốc, có lẽ hàm ý nói "sự lãng quên" của ông không đồng nghĩa với thay đổi thực sự trong tư tưởng.
Thái An (theo New York Times)