-VKS vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu 3 ngân hàng trả lại 6.126 tỷ cho CB Bank vì việc bảo lãnh của VNCB cho các công ty là trái pháp luật.
Phạm Công Danh ‘gánh’ nợ cho đại gia Hứa Thị Phấn 22.000 tỷ
Sáng ngày 27/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục phần đối đáp của VKS với quan điểm của các luật sư.
Trước khi đại diện VKS đối đáp, Phạm Công Danh xin được trình bày ý kiến. Theo đó, do bị cáo sức khỏe yếu nên cảm thấy thiệt thòi khi không nghe được hết ý kiến của các bị cáo, luật sư và các bên trình bày tại tòa. Bị cáo xin khai lại về lời khai trong phần xét hỏi, bị cáo có khai trả lương cho giám đốc của các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh từ 5-10 triệu là không đúng.
“Giờ tôi nhớ ra họ không có nhận số tiền này, tất cả thể hiện ở bảng lương, họ không hưởng lương giám đốc mà chỉ nhận lương công việc bảo vệ, lái xe. Đây là tình tiết mới, mong HĐXX xem xét. Tôi sử dụng tất cả tiền của tôi và Thiên Thanh để trả tiền lãi ngoài. Tôi đã bán đi rất nhiều tài sản, cả những tài sản của vợ chồng tôi đang bị kê biên. Tôi không sử dụng tiền của ngân hàng”, Phạm Công Danh trình bày.
Bị cáo Phạm Công Danh |
Bị cáo Danh cũng cho hay, hiện tất cả tài sản của bị cáo đã hết nhưng mong HĐXX xem xét cho bị cáo được khắc phục 3.650 tỷ hiện đang nằm tại CB Bank.
Tiếp đó, Phạm Công Danh gửi lời xin lỗi tới 3 ngân hàng và các bị cáo nguyên là cấp dưới của mình “Tôi không muốn hậu quả tôi gây ra tại 3 ngân hàng, để họ phải gánh chịu. Cho tôi xin chuyển lời xin lỗi đến những người ở 3 ngân hàng và những bị cáo là thuộc cấp của tôi. Tôi xin cho phép tôi được đối diện với đại diện CBBank để đối chất về 4.500 tỉ đồng"
Trước khi đối đáp lại quan điểm của các luật sư bảo vệ cho các bị cáo và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của những cá nhân, đơn vị có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện VKS cho rằng, đây là một trong những vụ án lớn, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận, nhưng nhiều luật sư có lời lẽ xúc phạm tới cơ quan tố tụng, ví dụ như “VKS có dụng ý khác trong vụ án, VKS áp dụng tùy tiện…”. Vì vậy đề nghị các luật sư lưu ý chấn tình trạng này, tránh ảnh hưởng uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật và cho chính các luật sư.
Về đối đáp bào chữa các luật sư bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Ngân hàng VNCB gồm: Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết, Nguyễn Minh Tùng.
Theo đại diện VKS, luật sư và các bị cáo có đề cập đến các vấn đề liên quan đến nhóm bà Hứa Thị Phấn, VKS thấy rằng các vấn đề đã được xem xét trong giai đoạn 1 của vụ án, và nhóm bà Phấn cũng đã bị khởi tố. Vụ án này sẽ đưa ra xét xử trong thời gian tới, đảm bảo khách quan, hợp pháp.
Đại diện VKS đối đáp lại quan điểm của luật sư |
VKS khẳng định không gây bất lợi cho bị cáo, đều nắm rõ hành vi của các bị cáo trong giai đoạn 1, trên cơ sở các hành vi phạm tội của vụ án giai đoạn 2, VKS đã xem xét rõ tất cả các vấn đề.
Với số tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ mà luật sư và các bị cáo có ý kiến, VKS cho rằng: Qua phần trả lời của các bị cáo, phần bào chữa của các luật sư và đại diện CB Bank cho thấy số tiền 4.500 tỷ được xác định dùng tăng vốn điều lệ đã được chuyển vào VNCB tại Sở giao dịch 2 Ngân hàng Nhà nước. Đại diện VNCB xác định số tiền đó đã hòa vào tiền chung và không tách ra được khỏi số tiền chung và VNCB đã sử dụng số tiền này. Luật sư và bị cáo đề nghị xác minh ai sử dụng và sử dụng số tiền ấy làm gì, đề nghị lấy lại số tiền đó để khắc phục hậu quả hoặc cấn trừ hậu quả vụ án cho các bị cáo.
Về ý kiến này, VKS xác định số tiền thiệt hại của VNCB là 6.126 tỷ đồng làm tròn, đã đề nghị thu hồi từ 3 ngân hàng vì đó là vật chứng vụ án. Số tiền 4.500 tỷ được cho là tăng vốn nhưng đã dùng hết và không tách được số tiền ở VNCB, đó là việc của ông Phạm Công Danh và VNCB nay là CBank, do vậy để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo cũng như ngân hàng CBank, VKS đề nghị HĐXX tuyên ông Phạm Công Danh phải trả lại 4.500 tỷ cho VNCB.
Về đề nghị thu hồi số tiền như 600 tỷ của nhóm bà Phấn, số tiền 194 tỷ từ ông Trần Quý Thanh, trả lãi ngoài, truy thu số tiền lãi của 3 ngân hàng, các khoản tiền lãi phạt, lãi quá hạn từ BIDV qua các khoản tiền vay của các công ty….VKS không có kiến nghị yêu cầu thu hồi các khoản tiền này. Tuy nhiên trong quá trình xét xử nếu HĐXX xác định đó là chứng cứ của vụ án, đề nghị HĐXX xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Về đề nghị buộc 3 ngân hàng phải trả lại số tiến 6.126 tỷ, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm này. Bởi việc Phạm Công Danh dùng tiền của VNCB để cầm cố vay tiền 3 ngân hàng là vi phạm luật Tổ chức tín dụng. Việc bảo lãnh của VNCB cho các công ty là trái pháp luật, vì vậy VKS đề nghị 3 ngân hàng trả lại số tiền 6.126 tỷ cho VNCB.
Phạm Công Danh ‘thân bại danh liệt’ vì mua ngân hàng của bà Hứa Thị Phấn?
Theo các luật sư, việc nhận chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn, Phạm Công Danh đã tiêu tan sự nghiệp gây dựng trong 50 năm và bản thân bị cầm tù với bản án 30 năm.
Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù
Đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm, Trầm Bê 5-6 năm tù và thu hồi hơn 6.120 tỷ đồng từ các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank cho Ngân hàng xây dựng để khắc phục hậu quả.
Mắc bệnh ‘nhà giàu’, đại gia gặp khó tại phiên tòa Phạm Công Danh
Cùng nổi tiếng trong ngành tài chính ngân hàng, bất ngờ cùng “dính chàm” trong đại án Phạm Công Danh và đặc biệt cả 3 đại gia Trần Bắc Hà, Hứa Thị Phấn, Trầm Bê hiện đều mắc bệnh trọng.
Đại án Phạm Công Danh: Nhiều vấn đề còn nằm trong vòng ‘bí mật’
Phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm đã gần đi vào hồi kết, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ khiến dư luận và chính các bị cáo chưa thỏa mãn.
4.500 tỷ tiền vay của Phạm Công Danh không thể thu hồi?
Mua lại VNCB với giá 0 đồng, NHNN đã đổi tên thành CBBank. Tuy nhiên trước đó toàn bộ số tiền 4.500 tỷ của Phạm Công Danh vay đã được VNCB hòa chung vào dòng tiền sử dụng cho mục đích của ngân hàng này.
Đoàn Nga