Theo lời giới thiệu của một nhóm thiện nguyện, chúng tôi tìm đến Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỏi thăm bé Cao Huy Thành (3 tuổi, xóm Trại, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
Tại đây, trong phòng bệnh, cảnh tượng trước mắt khiến mọi người lặng đi. Một cậu bé nhỏ xíu, gầy guộc khóc lóc van xin: "Bà ơi, cháu khỏi bệnh rồi, bà cho cháu về nhà với bố mẹ đi". Mặt người bà rúm lại, mắt đỏ hoe liên tục dỗ dành: "Sắp rồi cháu, bà cháu mình sắp được về nhà rồi, cố thêm tí nữa thôi".
Bé Cao Huy Thành bị liệt hai chân do bệnh u não |
Đó chính là bé Thành và bà Hồ Thị Nguyệt (52 tuổi), bà nội của Thành, hiện đang thay bố mẹ chăm sóc cháu. Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyệt cho hay, bố cháu, anh Cao Văn Trình đang tranh thủ đi làm kiếm tiền cho con chữa bệnh, còn mẹ Thành là chị Nguyễn Thị Hồng hiện ở nhà nuôi con nhỏ.
Bà Nguyệt kể, Thành là con đầu lòng của vợ chồng anh Trình, khi sinh ra vẫn bình thường. Cho đến khi được 15 tháng tuổi, chân cháu bỗng không đứng vững được, chạm vào gần như không có cảm giác.
"Bố mẹ nó lo quá cho đến bệnh viện trung tương khám thì mới hay, Thành bị u não tiểu cầu ác tính", bà nhớ lại. Hơn 1 năm điều trị ở Bệnh viện Nhi trung ương, mới đây Thành được chuyển sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị hóa chất và xạ trị.
Tính đến nay, cậu bé đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật lớn ở đầu để cắt bỏ khối u và lắp van dẫn lưu điều tiết dịch trong não cùng 16 đợi điều trị hóa chất, 14 mũi xạ trị. Cơ thể cứ ngày một xanh xao, đầu rụng không còn một sợi tóc.
Bà nội thay cha mẹ chăm cháu ở bệnh viện |
Bệnh tật đau đớn là vậy nhưng Thành buộc phải nhờ bà nội chăm sóc, bởi mẹ em còn đang trông em nhỏ mới được 9 tháng tuổi. Những lúc nhớ mẹ, Thành gọi cho mẹ khóc quấy. Hai mẹ con cứ tủi hờn mà khóc qua điện thoại.
Sau mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 1 tháng, nếu may mắn thì Thành được cho về nhà chơi khoảng 1 tuần rồi nhập viện trở lại. Với tình trạng hiện tại, nếu không có thuốc uống và hóa trị, bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng, tính mạng gặp nhiều nguy hiểm.
Từ ngày con bệnh, vợ chồng anh Trình, chị Hồng phải đi vay mượn khắp nơi. Số nợ lên tới cả trăm triệu đồng mà tương lai con vẫn mơ hồ. Nợ cũ chưa trả hết, anh chị đã tính đến vay nợ mới nhưng những chỗ vay được đều đã hỏi, giờ không còn biết bấu víu vào đâu.
Vết sẹo lớn để lại sau ca phẫu thuật |
Mặc dù bé Thành được bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng do bệnh nặng, buộc phải điều trị những loại thuốc nằm ngoài danh mục và tiêm truyền hóa chất nên chi phí vô cùng tốn kém.
Lâu nay, ngày hai bữa, hai bà cháu ở viện sống nhờ vào những suất cơm được phát miễn phí. Có miếng gì ngon bà cũng nhường cho cháu, nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ vì bệnh của Thành cần điều trị lâu dài. Rất mong hoàn cảnh của bé Cao Huy Thành nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Hồng, xóm Trại, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. SĐT 0968823794 hoặc SĐT bà nội bé: 0374459443 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.100 (bé Cao Huy Thành) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Bé gái khóc thảm thiết vì khối u to như nắm tay sau lưng
Thỉnh thoảng bé lại khóc ré lên vì cơn đau bất chợt. Cơn đau ấy sẽ còn kéo dài và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu như gia đình không còn đủ khả năng lo chi phí điều trị.