Cụ bà sống lâu nhờ ăn đủ ba bữa chính, ngủ đủ 8 tiếng/tối và có nghị lực sống tuyệt vời.

Cụ bà Misao Okawa, sinh năm 1898 vừa qua đời hôm 1/4 tại nhà dưỡng lão ở Osaka, Nhật Bản. Cụ là một trong số ít người trên thế giới sống qua 3 thế kỉ.

{keywords}

Cụ bà Misao Okawa khi còn sống

Cụ Misao Okawa sinh ngày 5/3/1898 trong một gia đình may trang phục truyền thống kimono. Cụ kết hôn với cụ ông Yukio năm 1919 (cụ ông qua đời vào năm 1931).

Cụ Okawa có 3 người con, 4 cháu và 6 chắt. Cụ sinh được 5 năm thì chiếc máy bay đầu tiên của thế giới (do anh em nhà Wright chế tạo) cất cánh. Khi Chiến thanh Thế giới I nổ ra, cụ là thiếu nữ. Khi cụ bước vào tuổi 70 là khi con người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Sau cái chết của cụ Jireomon Kimura (thọ 116 tuổi) vào năm 2013 thì sách kỷ lục Guiness đã ghi nhận cụ Okawa là phụ nữ thọ nhất thế giới (lúc đó cụ 114 tuổi).  

Theo các nguồn tin, cụ Okawa sống thọ nhờ ăn khỏe và ngủ mỗi đêm 8 tiếng. Cụ từng tiết lộ rằng, ăn và ngủ tốt rất hữu ích cho sức khỏe.

Tomohito Okada, người đứng đầu khu dưỡng lão Kurenai, nơi cụ Misao Okawa có 18 năm dưỡng già cho hay: Cụ Okawa dùng ba bữa chính hàng ngày và ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Cụ rất thích món sushi, đặc biệt là cá thu hấp dấm gạo, mỗi tháng cụ dùng ít nhất một lần món này.

Cụ có hai người con theo gene mẹ hiện cũng rất nhiều tuổi, người con trai 94 tuổi, người con gái 92 tuổi. Song nỗi buồn trong đời cụ là cụ ông ra đi quá sớm, vào năm 1931, tính tới nay đã là 83 năm.

Năm 2013, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản là 86,61 - cao nhất thế giới. Vị trí thứ 2 thuộc về phụ nữ Hongkong. Đàn ông Nhật Bản thọ thứ tư thế giới, sau Hongkong, Ailen, và Thụy Sĩ.

{keywords}

Người Nhật sống thọ chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghị lực sống cũng rất tuyệt vời

Các chuyên gia cho rằng, tuổi thọ của người Nhật cao là nhờ chế độ chăm sóc y tế tốt, toàn diện, cộng đồng quan tâm tới con người, khuyến khích hoạt động thể chất cho tới khi lớn tuổi.

Chế độ ăn uống lành mạnh trong các gia đình Nhật gồm các món truyền thống: rau, cá, gạo, trái cây… cũng giúp con người kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu bổ sung cũng chỉ ra rằng, sau Thế chiến 2, những người trung niên khi ấy từng trải qua nạn đói, sau đó họ được chăm sóc tốt hơn nên sức khỏe dẻo dai hơn.   

Nhưng Yasuyuki Gondo, một giáo sư tại Đại học Osaka chuyên về tâm lý lão khoa cho rằng, có nhiều yếu tố để giúp sống lâu so với chỉ đơn thuần là có một chế độ ăn uống tốt và chăm sóc y tế tiên tiến.

"Khi chúng tôi khảo sát những cụ trăm tuổi, chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn các cụ đã được thừa hưởng sức khỏe trí não tốt trong cuộc sống và điều này giúp thích nghi với các tình huống tâm lý khi về già", ông tiết lộ với tờ The Telegraph.

Giáo sư Gondo là một trong một số các học giả nghiên cứu về cụ Okawa và nhiều cụ trăm tuổi khác đã nhận ra một số đặc điểm của những người sống lâu nhất. Ở họ toát lên một ý chí mạnh mẽ, tạo ra những cảm xúc hiếm có giúp sống lâu hơn so với những người bình thường.

Cụ Okawa là một trường hợp điển hình. Năm cụ 102 tuổi, cụ bị gãy chân. Sau khi điều trị ở bệnh viện về, các nhân viên tại nhà dưỡng lão đã phát hiện ra cụ vẫn một tay vịn vào ghế và đi lại. Họ liền ngạc nhiên hỏi cụ sao lại làm như vậy, cụ liền đáp, để cơ thể không mất dáng.

Ngày sinh nhật cụ, truyền hình và các hãng truyền thông được mời tới nhà dưỡng lão đưa tin về buổi lễ. “Tất nhiên, chúng tôi có bánh ngọt, và có chỉ 3 cây nến tượng trưng, vì nhiều thì thật nguy hiểm” - người quản lý trung tâm dưỡng lão Okada cho hay.   

Nguyễn Hưng - S.H (Theo Tele)