Giày giả thương hiệu các hãng lớn: Nike, Adidas.. được bày bán công khai, các cơ quan chức năng cũng phát hiện cơ sở sản xuất giày giả, nhái nhãn hiệu.

Theo Cục Trí Tuệ Hàng giả (CIB) thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thì số lượng hàng giả chiếm từ 5% đến 7% thương mại toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của các doanh nghiệpuy tín.

Trong đó Phủ Điền, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc nổi tiếng là "lãnh địa đen" của những đôi giày nhái. Nơi đây là địa điểm đóng đô của rất nhiều nhà máy sản xuất giày giả, mỗi ngày các nhà máy này có thể sản xuất từ 3.000-4.000 đôi giày mỗi này.

Công nghệ giày giả ở Phủ Điền được hoạt động công khai. Phố sinh viên ở trung tâm Phủ Điền là một con đường hai làn ngập tràn những cửa hàng bán giày nhái. Chất lượng của những đôi giày này cũng muôn hình vạn trạng.

Cách đây không lâu, các khách hàng của thương hiệu Balenciaga bối rối khi phát hiện dòng dữ "Made in China" trên đế đôi giày Triple S đang rất được yêu thích thay vì dòng chữ "Made in Italy" như trước đây. Trả lời cho băn khoăn của các khách hàng, người đại diện của Balenciga cho hay nhà sản xuất đã quyết định chuyển địa điểm sản xuất dòng giày Triple S từ Ý sang Phủ Điền, Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

{keywords}
 Một xưởng sản xuất giầy giả thương hiệu tại Trung Quốc. Ảnh: Khám Phá

Tiết lộ này của Balenciaga khiến fans của những đôi giày Triple S vô cùng lo lắng vì họ e ngại rằng chất lượng của đôi giày sẽ đi xuống vì Phủ Điền vốn nổi tiếng là "khu căn cứ" của những đôi giày nhái.

Cách thức hoạt động của các nhà máy sản xuất giày nhái là câu kết với các lao động của các nhà máy được cấp phép để sản xuất giày hiệu nhằm ăn trộm mẫu mã, sao chép các chi tiết y hệt. Những đôi giày mẫu được tuồn ra ngoài một cách thầm lặng, mà phương thức phổ biến được áp dụng rất nhiều trước đây là... ném qua tường của nhà máy.

Liên quan tới sản xuất và buôn bán giày giả thương hiệu tại Việt Nam, qua tìm hiểu, việc buôn bán, sử dụng giày thương hiệu nổi tiếng đã có từ lâu và hoạt động theo đường dây, ổ nhóm.

Cụ thể, theo báo Thanh Niên, vào cuối tháng 12/2015, tổ công tác Đội Quản lý thị trường số 12 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội Chống buôn lậu – PC46 – Công an TP. Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện xe ô tô tải vận chuyển 77 kiện hàng hóa chủ yếu là giày, dép giả mạo thương hiệu nổi tiếng do Trung Quốc sản xuất.

Mở rộng điều tra, tổ công tác liên ngành đã kiểm tra kho hàng tại số 6 phố Gầm Cầu. Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong kho có 16 bao tải hàng hóa. Đối tượng Nguyễn Thanh Anh (SN 1977) là chủ kho không xuất trình được giấy tờ chứng mình nguồn gốc số hàng hóa trên. Theo cơ quan chức năng, 16 bao tải hàng hóa tại kho đều là hàng hóa nhập lậu, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Tương tự mới đây nhất, vào trưa ngày 19/1/2018, Đội quản lý thị trường cơ động (thuộc Chi cục quản lý thị trường Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vũ Hồng Niên (xã Hố Nai 3, H.Trảng Bom), phát hiện hàng ngàn đôi giày nghi giả, nhái nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas... đang được sản xuất tại đây.

Tại thời điểm kiểm tra, xưởng có hơn 2.000 đôi giày đã thành phẩm, 20 công nhân đang làm việc, với rất nguyên liệu sản xuất giày.

Ông Vũ Hồng Niên, giám đốc công ty, chỉ xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, ngoài ra không còn giấy tờ gì khác.

Sau khi lập biên bản, cơ quan quản lý thị trường đã lấy nhiều mẫu giày đưa về trụ sở, phối hợp với chủ sở hữu 2 thương hiệu trên tổ chức kiểm tra, xác định, xử lý.

Theo ghi nhận của báo ANTĐ cách đây vài năm, tại Hà Nội các phố như Lê Duẩn, Hàng Dầu hay Giải Phóng là những địa điểm chuyên bán giày giả thương hiệu nổi tiếng ngang nhiên hoạt động từ lâu, bất chấp việc nhiều lần bị kiểm tra, xử lý. Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng giày giả có thể tìm thấy đủ loại giày “hàng hiệu” như: Adidas, Nike, Puma, Levis, Polo...

(Theo Viet Q)