Tuy nhiên, đối với những người quan tâm đến chế độ ăn uống và sức khỏe của bản thân, hiểu rõ món trà sữa trân châu cũng là một việc đáng làm.

Các loại trà sữa ngọt nhất có thể chứa nhiều đường hơn cả một số loại nước ngọt vốn bị chỉ trích là chứa quá nhiều đường có hại cho sức khỏe. Chẳng hạn, một ly trà trân châu pha đường nâu 500ml có thể chứa đến 92g đường, gấp gần 3 lần lượng đường trong một lon Coca-Cola 320ml.

{keywords}
Ly trà sữa trân châu được cho là chứa lượng đường rất lớn, có hại cho sức khỏe, mà ít người nhận ra

Đây là một trong những phát hiện thông qua thí nghiệm do kênh Channel NewsAsia ủy quyền và được các sinh viên đăng ký khóa học văn bằng Khoa học thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng tại Đại học Bách khoa Temasek của Singapore thực hiện.

Kênh tin tức Channel NewsAsia lấy mẫu từ 6 thương hiệu trà sữa trân châu nổi tiếng ở Singapore. Các sinh viên dùng khúc xạ ký đo lượng đường hòa tan trong những giọt trà sữa lấy mẫu để phát hiện độ ngọt, sau khi loại trừ các hạt trân châu và các loại topping tạo vị khác.

Kết quả cho thấy, một số loại trà sữa có thể bất lợi cho sức khỏe con người nếu uống quá thường xuyên.

Khó kiểm soát đồ uống giao theo đơn đặt hàng

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc thiếu kiến ​​thức về lượng đường có trong mỗi ly trà sữa trân châu có thể khiến mọi người lầm tưởng rằng nó “lành mạnh hơn” so với nước ngọt.

Bộ Y tế Singapore (MOH) đã bắt đầu tư vấn cho công chúng về bốn biện pháp có thể áp dụng, bao gồm cấm và đánh thuế một số đồ uống có đường đóng gói sẵn (SSBs) như nước ngọt. Biện pháp này nhằm mục đích cắt giảm lượng đường người Singapore hấp thụ trong cuộc chiến chống căn bệnh tiểu đường. Gần nửa triệu người Singapore sống chung với bệnh tiểu đường, cao hơn tỷ lệ hiện hành của toàn cầu.

Tuy nhiên, đồ uống pha chế tại chỗ lại không được tham vấn cộng đồng, và sản phẩm không nhãn mác thường không thể giám sát lượng đường.

Chuyên gia sức khỏe Phòng khám Dinh dưỡng Bonnie Rogers cho biết, giống như các đồ uống mua theo đặt hàng khác, trà sữa là một đồ uống mà mọi người có xu hướng không coi đó là thứ có thể tiêu thụ hàng ngày.

Căn cứ khuyến nghị của Ủy ban Tăng cường Sức khỏe (HPB), một phụ nữ có nhu cầu năng lượng hàng ngày 1.800 kcal giới hạn lượng calo từ đường không quá 180kcal, tương đương 45g đường, và chỉ cần một ly trà sữa là đủ lượng đường cho cả ngày.

{keywords}
Lượng đường trong 500ml trà sữa - Ảnh: Channel NewsAsia

Bà Siti Saifa, giảng viên Khoa học Thực phẩm và dinh dưỡng ứng dụng tại Đại học Bách khoa Temasek, cho biết ngay cả khi có những lựa chọn về mức độ ngọt để chọn một phần tư hoặc một nửa lượng đường, vẫn có thể là quá nhiều đường cho một ngày. Bà cũng lưu ý rằng đường có trong trân châu, các loại topping và thậm chí trái cây bổ sung vào lý trà sữa đã không được đo trong thí nghiệm.

Các chuyên gia dinh dưỡng lo ngại khi thấy thanh thiếu niên và trẻ em đứng xếp hàng dài tại các quán trà sữa. “Nếu chúng ta nhìn vào bản chất gây nghiện của đường, không có gì đáng ngạc nhiên khi những đồ uống này phổ biến và rất nhiều phụ huynh coi đây là một lựa chọn tốt cho sức khỏe so với nước giải khát”, bác sĩ Rogers nói. “Nhưng thực tế là lượng đường trong đồ uống này là quá cao, kết hợp với các nguồn đường khác từ bánh snack, từ gạo và trái cây, và tình trạng thiếu vận động ở trẻ em và người lớn nói chung, đã vẽ nên một bức tranh đáng sợ”.

Sự hấp dẫn của ly trà sữa trân châu

Tài xế Grab Tan Hongming thường xuyên uống trà sữa đủ lượng đường, anh nói như vậy để át vị đắng của lá trà. Người đàn ông 31 tuổi này uống trà sữa mỗi tuần một lần, nhưng anh thích uống ngọt – “càng ngọt, càng ngon”. Anh thích các ly trà sữa vì chúng đa dạng và đầy màu sắc, chưa kể anh Tan có xu hướng uống trà sữa khi cảm thấy buồn ngủ.

Chuyên gia dinh dưỡng Rogers gọi đó là “hiệu ứng tàu lượn siêu tốc” trên cơ thể. Trà sữa đẩy lượng đường lên cao rồi đột ngột hạ đường huyết khiến người uống mệt mỏi, có cảm giác đói và muốn tìm kiếm ly tiếp theo để lượng đường lại được nâng lên.

Sức khỏe là trách nhiệm của cá nhân

Khi được hỏi về việc tiêu thụ đồ uống có đường như trà sữa, Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong nói rằng người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn. Trọng tâm của Chính phủ là giúp cho người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về hậu quả của lựa chọn đó.

Cách tiếp cận chính phải là làm cho cuộc sống đảm bảo sức khỏe và sự lựa chọn lành mạnh trở thành chuẩn mực và giáo dục công chúng về bản chất của thực phẩm mà họ tiêu thụ, Bộ trưởng Gan nói thêm. Ông nhấn mạnh, “sức khỏe vẫn là trách nhiệm của cá nhân, người có lợi nhiều nhất từ sức khỏe chính là bản thân chúng ta, do đó chúng ta cần có trách nhiệm với nó”.

Chuyên gia dinh dưỡng Saifa đưa ra lời khuyên, trong trường hợp bạn không chia tay được trà sữa, hãy giảm lượng đường thấp hơn nếu có thể và hãy chọn ly nhỏ nhất.

(Theo Channel NewsAsia/ Báo Phụ nữ)