- Có người xưng là chủ 3 cây “quái thú” bị giữ tại Huế đã đến trình hồ sơ nguồn gốc cây khai thác tại Đắk Lắk.

XEM CLIP:

Hôm nay, người nhận là chủ 3 cây “quái thú” đã đến Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế trình hồ sơ chứng minh nguồn gốc cây từ Đắk Lắk. Theo đó, 2 cây đa sộp được khai thác tại xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) và 1 cây đa sộp khai thác tại xã Ea Pil (huyện M’Đrắk).

Xin đa “khủng” tặng chùa

Hồ sơ ghi rõ, cây đa sộp khai thác tại xã Ea Pil có đường kính gốc 1,8m, ngọn 65cm, dài 8m, khối lượng 9,043m3, khai thác vào ngày 12/3 tại khu đất nông nghiệp của ông Phạm Đình Thướng (trú thôn 3 xã EaPil, huyện M’Đrăk).

Ông Thướng khai thác cây đa này để tặng một người tên Lương Anh Tuấn đưa về xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

{keywords}
Hiện trường vụ khai thác cây đa sộp trên đất rẫy của ông Phạm Đình Thướng ở M'Đrắk

Ông Trần Văn Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã Ea Pil xác nhận, có trường hợp ông Thướng xin khai thác cây đa sộp.

Theo ông Cảnh, khi nhận được đơn xin khai thác cây, ông đã xác nhận vào đơn là ông Thướng có hộ khẩu tại địa phương. Cán bộ địa chính xã cùng Kiểm lâm đã xuống hiện trường kiểm tra thực tế, xác nhận đúng cây đa nằm trên đất rẫy ông Thướng nên cho khai thác.

Ông Thướng cho biết, cây đa sộp nằm tại khu vực rẫy rộng hơn 12ha của gia đình.

{keywords}
 

 

{keywords}
Cành ngọn còn lại tại hiện trường

Ông Thướng kể, cây đa có gốc rất lớn, thân cao, tán rộng khiến những cây nhãn, mắc ca trồng tại rẫy không sinh trưởng được nên ông có ý định chặt bỏ.

Tình cờ có người bạn tên Kiên mách có người muốn mua cây đem về ngoài Bắc cúng chùa. Do đang muốn đốn cây nên ông Thướng đồng ý cho bạn bứng đi.

“Gia đình tôi có máy múc làm rẫy, đang đào ao gần đó nên múc luôn cây cho bạn. Tôi chỉ lấy tiền dầu, công ca máy chứ không lấy tiền bán cây. Giấy tờ liên quan việc khai thác, vận chuyển do những người mua cây tự lo rồi chuyển cây đi đâu tôi cũng không rõ” - ông nói.

Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện M’Đrắk Lê Văn Ba, cán bộ kiểm lâm xác định cây đa nằm trong diện tích đất nông nghiệp của gia đình ông Thướng nên đã cho khai thác, vận chuyển. Việc cấp quyền khai thác do UBND xã phụ trách, cán bộ kiểm lâm đi theo để kiểm tra, xác nhận tính pháp lý.

{keywords}
 

 

{keywords}
Một số phần rễ, thân vất chỏng chơ hoặc được vùi lấp xuống hố

Ông Ba cũng cho biết, theo quy định, những cây có nguồn gốc từ rừng nhưng nằm trên diện tích đất nông nghiệp đã có bìa đỏ thì chủ đất có quyền khai thác, vận chuyển sau khi có đơn được xác nhận từ cấp xã. Các cây rừng trên đất nông nghiệp chưa có bìa đỏ, trên đất lâm nghiệp đều không được khai thác nếu không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

{keywords}
Ông Phạm Đình Thướng khẳng định cho cây đa chứ không bán

'Tôi không ký giấy'

Cũng theo hồ sơ người xưng chủ cây cung cấp, ngoài cây đa sộp khai thác tại xã Ea Pil (huyện M’Đrắk), còn 2 cây khác được khai thác ở vườn rẫy nhà bà H’Yô Na Byă, trú thôn 4, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng.

Cả 2 cây cùng có đường kính 1,4m, cao 12m và được bán cho ông Đinh Công Quân (trú huyện Thạch Thất, Hà Nội) để đưa về một ngôi chùa tại huyện này làm bóng mát.

Đơn xin khai thác, vận chuyển 2 cây đa sộp bản photo do người xưng chủ cây cung cấp cho thấy bà H’Phi La Niê (Phó chủ tịch UBND xã Ea Hồ) là người ký xác nhận vào ngày 22/3.

Trong khi đó, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Krông Năng Nguyễn Văn Tiếp khẳng định, vào thời gian trên, tại xã không có cây gỗ siêu khủng nào được khai thác, vận chuyển đi.

"Trong tháng 3, chỉ duy nhất 1 cây đa sộp được khai thác tại xã Tam Giang và đơn vị đã có báo cáo, ngoài ra không có cây nào khác", ông quả quyết.

{keywords}
Cả khu đồi trống trơn sau khi cây đa sộp bị khai thác

Bà H’Phi La Niê, Phó chủ tịch UBND xã Ea Hồ cũng khẳng định không hề ký giấy xin khai thác của bà H’Yô Na Byă và đơn xin vận chuyển của ông Đinh Công Quân vào thời gian trên.

Bà nói: "Trong tháng 3, tôi không xác nhận cho bất cứ người dân nào khai thác, vận chuyển cây đa, cây cổ thụ nào cả".

{keywords}
Cây "quái thú" được vận chuyển trên QL26 

Về thông tin nhiều cây gỗ khủng di chuyển trên QL26 trước khi đổ ra QL1A để đưa ra Bắc, lọt qua nhiều chốt CSGT, lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đang cho xác minh nên chưa thể thông tin.  

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an, Bộ GTVT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ có hay không hành vi bao che cho phương tiện chở quá khổ, quá tải lưu thông trên đường; nếu vi phạm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/4.

Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nguồn gốc các cây; có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm (nếu có), báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/4.

 

Nhóm người lạ đến nhận 3 cây 'quái thú' vứt bên đường

Nhóm người lạ đến nhận 3 cây 'quái thú' vứt bên đường

Một nhóm người lạ đã đến nhận là chủ của lô cây khủng nhưng đến chiều nay vẫn chưa đưa hồ sơ chứng minh.  

3 cây ‘quái thú’ vứt chỏng chơ: Kiểm lâm chưa tiếp cận nổi giấy tờ

3 cây ‘quái thú’ vứt chỏng chơ: Kiểm lâm chưa tiếp cận nổi giấy tờ

Kiểm lâm tỉnh TT-Huế đến kiểm tra 3 cây cổ thụ hạ tải, vứt chỏng chơ bên đường tránh TP Huế sau khi bị phạt gần 100 triệu.      

Cây 'quái thú' vi vu trên QL1A: Đắk Lắk phát hiện điều gì?

Cây 'quái thú' vi vu trên QL1A: Đắk Lắk phát hiện điều gì?

Cây "quái thú” được xác định khai thác tại rẫy người dân ở Đắk Lắk rồi vận chuyển ra Hà Nội trên quốc lộ 1A.

Bị phạt gần 100 triệu vì chở cây ‘quái thú’, DN nhờ nhà chùa san sẻ

Bị phạt gần 100 triệu vì chở cây ‘quái thú’, DN nhờ nhà chùa san sẻ

“Trước mắt, công ty tôi sẽ tự bỏ tiền nộp phạt sau đó mới nhờ nhà chùa san sẻ", chủ doanh nghiệp chở cây như quái thú nói.   

Cây như 'quái thú' vi vu trên quốc lộ 1A: CSGT không thấy

Cây như 'quái thú' vi vu trên quốc lộ 1A: CSGT không thấy

Trạm trưởng Trạm CSGT Hải Lăng (Quảng Trị) thông tin, cán bộ CSGT không phát hiện xe chở cây “khủng” chạy trên đường.

Trùng Dương