1. Nghệ nhân nào đã dùng chân vẽ bức tranh trên trần chính điện trong chùa Diệu Đế ở Huế?
-
A. Bùi Xuân Phái
0%
- B. Phan Văn Tánh
0%- C. Trần Văn Cẩn
0%Chính xácTheo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, nghệ nhân Phan Văn Tánh (Cửu Tánh) quê ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, là người đã dùng chân để vẽ nên bức tranh trên trần chính điện trong chùa Diệu Đế.
2. Bức họa đặc biệt này trong chùa có tên là gì?
-
A. Long Vân khế hội
0%
- B. Cứu Long ẩn vân
0%- C. Cửu Vân khế hội
0%Chính xácTheo báo Thừa Thiên Huế, bức họa ở chùa Diệu Đế có tên là Long vân khế hội. Đây là một trong những tuyệt tác nghệ thuật mà nghệ nhân triều Nguyễn để lại cho hậu thế.
3. Bức họa được công nhận là kỷ lục Việt Nam vào năm nào?
-
A. 2007
0%
- B. 2008
0%- C. 2009
0%Chính xácBức tranh Long vân khế hội dài hơn 10m, rộng gần 11m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây trên trần điện và 4 con rồng quấn quanh 4 cột trụ lớn theo một điển tích xưa của nhà Phật. Tuyệt tác này từng được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam công nhận kỷ lục “Bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam” vào tháng 3/2008.
4. Nghệ nhân trên cũng là tác giả đã dùng chân vẽ bức tranh trên trần ở lăng vua nào?
-
A. Gia Long
0%
- B. Khải Định
0%- C. Minh Mạng
0%Chính xácNgoài bức Long vân khế hội ở chùa Diệu Đế, nghệ nhân Phan Văn Tánh còn là tác giả của bức Cửu Long ẩn vân rất nổi tiếng trên trần lăng vua Khải Định. Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, trong quá trình xây lăng vua Khải Định, nghệ nhân Phan Văn Tánh đã dùng chân kẹp bút, vẽ nên bức họa nổi tiếng.
5. Tên gọi khác của lăng vua đặt bức "Cửu Long ẩn vân" nổi tiếng?
-
A. Khiêm Lăng
0%
- B. Kim Lăng
0%- C. Ứng Lăng
0%Chính xácLăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, tọa lạc trên triền núi Châu Chữ ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy.
Đây là công trình kết hợp giữa kiến trúc triều Nguyễn với kiến trúc phương Tây, hoàn toàn khác biệt với những lăng vua chúa khác. Lăng Khải Định cũng được đánh giá đẹp nhất trong số lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.
6. Vì sao nghệ nhân dùng chân vẽ tranh ở lăng vua?
-
A. Để quan sát rõ độ đậm nhạt của nét vẽ
0%
- B. Vì tay không vẽ được
0%- C. Muốn trổ tài trước nhà vua
0%Chính xácTheo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, để vẽ nên bức tuyệt tác này, nghệ nhân Phan Văn Tánh đã nằm ngửa sát mặt trần, dùng 2 tay, 2 chân kẹp 4 cây cọ, miệng ngậm thêm một cây nữa để vẽ tranh.
Có lần vua Khải Định đến thấy ông Phan Văn Tánh đang dùng chân để vẽ bức họa ở lăng của mình. Nhà vua tức giận cho gọi Phan Văn Tánh xuống để hỏi tội.
Khi xuống đất, ông Tánh giải thích với vua rằng: “Sở dĩ hạ thần không xuống nghênh tiếp vua vì mất rất nhiều thời gian và công trình sẽ không hoàn thành như nhà vua đã đưa ra.
Còn lý do thứ hai hạ thần phải vẽ bằng chân là bởi nếu chỉ vẽ những bức tranh trên trần nhà bằng tay thì khoảng cách từ tay đến mắt rất gần. Muốn nhìn độ đậm nhạt một cách hoàn hảo của bức tranh có quy mô lớn như vậy phải vẽ bằng chân. Phải nhìn từ xa mới thấy rõ”.
7. Các bức tranh được vẽ bằng chân chứa bí ẩn nào chưa có lời giải?
-
A. Không thấm nước
0%
- B. Không dính bụi bẩn, mạng nhện
0%- C. Cả A và B
0%Chính xácTheo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, đến nay người ta vẫn chưa lý giải được lý do tại sao dù đã hơn 100 năm trôi qua, các bức họa của nghệ nhân Phan Văn Tánh vẫn giữ được độ sáng, màu sắc như lúc ban đầu. Không biết người xưa đã dùng vật liệu gì trộn lẫn vào để giúp bức tranh không bị bụi bẩn lẫn mạng nhện bám lên.
- B. Không dính bụi bẩn, mạng nhện
- B. Vì tay không vẽ được
- B. Kim Lăng
- B. Khải Định
- B. 2008
- B. Cứu Long ẩn vân
- B. Phan Văn Tánh