Tuy không sở hữu cổ phiếu nào tại ngân hàng Phương Nam trước khi sáp nhập vào Sacombank, huynh đệ nhà Trầm Gia với cái tên đặc biệt ấy lại góp mặt trong ban lãnh đạo của bệnh viện tư nhân Triều An - nơi mang đậm dấu ấn của Trầm Bê.

Công ty cổ phần Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An (Bệnh viện Triều An) tiền thân là Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Triều An, có trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh.

{keywords}

Ông Trầm Bê sẽ chính thức rời HĐQT Sacombank sau đại hội đồng cổ đông tổ chức tháng 11/2015

Bệnh viện chính thức hoạt động từ tháng 7/2001, mang đậm dấu ấn của nhà đại gia Trầm Bê khi ông cùng ái nữ Trầm Thuyết Kiều có chân trong Hội đồng Quản trị từ những này đầu tiên.

Anh trai ông Trầm Bê – ông Trầm Xê (Trầm Sê) đảm nhiệm vị trí trưởng ban kiểm soát Bệnh viện Triều An từ nhiều năm nay.

Huynh đệ Trầm gia còn có ông Trầm Đê cùng 3 người em nữa nhưng những người này không góp mặt trong danh sách lãnh đạo các công ty có của gia đình.

Bệnh viện Triều An là bệnh viện tư nhân đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận “đa chuyên khoa sâu” và có quy mô lớn nhất Việt Nam.

{keywords}

Ái nữ Trầm Thuyết Kiều (ngoài cùng bìa phải) là thành viên HĐQT bệnh viện Triều An

Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của bệnh viện đạt 621 tỷ đồng trong đó, vốn góp của các nhà đầu tư là 490 tỷ đồng.

Năm 2015, bệnh viện đặt mục tiêu doanh thu 352,025 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 34,5 tỷ đồng – đúng bằng kết quả thực hiện năm 2014, cổ tức dự kiến là 6%.

Ngày 11/11 vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) có công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc ông Trầm Bê chính thức thôi giữ chức Phó chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank theo nguyện vọng cá nhân.

{keywords}

Năm 2015 đánh dấu 10 năm phát triển trong ngành tài chính ngân hàng của Trầm gia, đặc biệt sau khi Southern Bank – nơi mà Trầm gia sở hữu tới hơn 20% vốn ký quyết định sáp nhập vào Sacombank.

Trước khi có quyết định từ nhiệm tại Sacombank của ông Trầm Bê, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có thông báo, nhóm nhà đầu tư có liên quan đến ông Trầm Bê đã ủy quyền vô thời hạn, không hủy ngang toàn bộ số cổ phần họ đang nắm giữ ở ngân hàng TMCP Phương Nam (20,14%) và Sacombank (6,89%) sau sáp nhập cho Ngân hàng Nhà nước – hầu hết số cổ phần này đều đang được thế chấp để vay vốn tại ngân hàng.

Do đó, để rút được số cổ phần đó ra ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước, Trầm Gia phải đưa tài sản đảm bảo khác vào thay thế hoặc trả hết nợ vay.

Tài sản của Trầm gia không dừng lại ở đó, dù có rút lui khỏi lĩnh vực ngân hàng, ông Trầm Bê và những người có liên quan còn sở hữu vốn cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như Công ty chiếu xạ Sơn Sơn, CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh – BCCI, xây dựng Hàm Giang…

Công ty Sơn Sơn được thành lập từ năm 2000, là công ty đầu tiên tham gia vào thị trường chiếu xạ thanh long xuất khẩu và giữ thế độc quyền thị trường này đến tận năm 2009 khi có thêm chiếu xạ An Phú thâm nhập thị trường.

Công ty Sơn Sơn hiện có vốn điều lệ 1.200 tỷ đồng, do con trai cả của ông Bê là ông Trầm Trọng Ngân điều hành.

Ngoài ra, công ty P Đầu tư xây dựng Bình Chánh – BCCI hiện có vốn điều lệ 867 tỷ đồng và có dự kiến tăng lên 1.200 tỷ đồng sau khi tổ chức Đại hội cổ đông bất thường xin ý kiến cổ đông vào ngày 27/11 sắp tới.

Ông Trầm Bê tham gia HĐQT của BCCI từ năm 1999 và hiện giữ 3% cổ phần của công ty này.

(Theo An ninh tiền tệ và Truyền thông)