Chùa Phong Phú (hay Liên Hoa động) nằm ở núi Liên Hoa, thôn Phong Phú, phường Ninh Giang, TP Hoa Lư (Ninh Bình). Núi Liên Hoa có động Cô Phong, bên trong có các bức họa La Hán, các pho tượng đá và bia đá lâu đời.

W-1 (1bjhbjhjkh).jpg
Toàn cảnh chùa Phong Phú và núi Liên Hoa được bao quanh bởi đường đi và mương nước. Ảnh: T.N

Theo ghi chép trên bia của chùa, chùa Phong Phú có từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X) hiệu là “Khúc Mộ tự, Cô Phong sơn” nghĩa là chùa Khúc Mộ, núi Cô Phong.

Núi Liên Hoa xưa có tên là núi Cô Phong, người xưa đã lấy hang núi để làm chùa.

W-14âcscacac.jpg
Hàng chữ Hán "Liên Hoa động" trên cửa vào động. Ảnh: T.N

Hiện trong khuôn viên chùa có dựng tượng Quan Âm, khu tiền đường thờ đức ông, Ngọc Hoàng, mẫu. Phía sau là lối vào động Cô Phong ở núi Liên Hoa.

Trước khi bước vào động Cô Phong, du khách đi qua 5 tấm bia đá và 3 bia ma nhai (bia khắc trên vách đá) kích thước khác nhau, có từ thời Lý đến thời Nguyễn. 

W-4 (v zxv zxv zx1).jpg
Ngoài cửa động là 5 tấm bia đá. Ảnh: T.N

Nội dung văn bia cho thấy địa danh, tên gọi di tích qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, bia số 1 tạc thời Kiến Gia (1211-1224), dòng lạc khoản thể hiện việc An Quốc Đại Vương (thời Đinh) khai sáng động Cô Phong thành chùa với tên là Khúc Mộ.

Hai bên vách đá của động có chạm khắc hình ảnh 18 vị La Hán, mỗi bên 9 hình với kích thước, hình dáng khác nhau.

W-7 (scaszcasc1).jpg
Bức họa La Hán khắc sâu vào vách đá. Ảnh: T.N

Dựa vào phong cách mỹ thuật, hoa văn diềm quanh các hình khắc, các nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh 18 vị La Hán được khắc từ thời Lý, Trần.

Do tác động của thời tiết cùng quá trình phong hóa đá theo thời gian, những nét chạm khắc trên những tấm bia và vách động dần bị mờ đi...

W-11 copy.jpg
Một bia đá ma nhai được khắc cạnh bức họa La Hán. Ảnh: T.N

Hiện, hơn một nửa hình khắc chỉ còn lại những nét chạm mờ nhạt, hòa lẫn với các vết xước của núi nên rất khó để nhận dạng được bằng mắt thường.

17 (zvdsv1).jpg
Bia đá ma nhai đã mờ hết chữ. Ảnh: T.N
W-20sfvsdvsdv.jpg
Các bức họa La Hán bị mờ theo thời gian. Ảnh: T.N

Cũng vì thế mà những bức hình này đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn, chưa được làm rõ và đang dần bị lãng quên theo thời gian.

Tiến sâu vào bên trong động, du khách sẽ bắt gặp khu Phật điện uy nghi và cung thờ Diêm vương với nhiều bức tượng bằng đá.

5 1c saccc 85645.jpg
Phật điện trong động. Ảnh: T.N
12advavsav 85650.jpg
Cung thờ Diêm vương. Ảnh: T.N

Chùa Phong Phú đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997.