Thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covi-19, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 2218/BHXH-TST chỉ đạo các đơn vị nỗ lựa cao nhất nhằm khẩn trương đưa những chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHTN) đến với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).

Theo đó, BHXH các tỉnh thành phân công lãnh đạo, viên chức chủ động liên hệ với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để đôn đốc, hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH giải quyết các chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Xác nhận các danh sách theo quy định tại Quyết định số 23 về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn gồm: danh sách NLĐ tham gia đào tạo; danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; danh sách NLĐ ngừng việc; Danh sách NLĐ bị ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; danh sách NLĐ được người NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động); danh sách NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (áp dụng đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

{keywords}
Thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động 

BHXH các địa phương khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách của đơn vị thì thực hiện giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ còn thiếu, có sai sót thì chuyển lại ngay để đơn vị bổ sung, hoàn thiện.

Ngày 1/7, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Khoản trợ cấp 26.000 tỉ đồng được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Trong 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động của Nghị quyết 68/NQ-CP, có 3 chính sách liên quan trực tiếp đến ngành BHXH Việt Nam, gồm: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, BHXH tỉnh cũng thực hiện xác nhận các chính sách hỗ trợ thiết thực khác như: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, ngừng việc, nghỉ việc không lương; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn, trả lương ngừng việc cho người lao động.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, BHXH Việt Nam hiện thực hiện các giải pháp quyết liệt như: Giảm thời gian giải quyết hồ sơ; đơn giản hoá thủ tục; đa dạng hình thức nộp hồ sơ; tăng cường giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, làm thêm giờ…

Ngành BHXH Việt Nam đã và đang đưa các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với NLĐ và doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Kết quả, đến ngày 16/7, ngành đã thực hiện xong chính sách hỗ trợ giảm mức đóng bằng 0% (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 375.000 đơn vị SDLĐ, tương ứng trên 11,2 triệu lao động với số tiền tạm tính khoảng 4.322 tỷ đồng.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Bài và ảnh: Thu Thủy