- Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Tuy nhiên, nếu quá nhiều tiểu cầu thì lại hoàn toàn không tốt cho cơ thể con người. Tiểu cầu quá nhiều có thể hình thành các cục máu đông gây nguy hiểm cho tính mạng con người.


Bệnh tăng tiểu cầu xảy ra khi tiểu cầu được cơ thể sản xuất ra quá nhiều.

Bệnh tăng tiểu cầu diễn biến thầm lặng và không có dấu hiệu lâm sàng nào rõ ràng. Tuy vậy, ở một số bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng sau đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngứa tay chân, ngất xỉu... Cho nên bệnh nhân chỉ có thể phát hiện mình bị mắc chứng tăng tiểu cầu khi đi xét nghiệm máu.

Bình thường, khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu mỗi microlít máu là bình thường. 

{keywords}

Nguyên nhân tăng tiểu cầu

Có hai loại bệnh tăng tiểu cầu là tăng tiểu cầu nguyên phát và tăng tiểu cầu thứ phát.

Tăng tiểu cầu nguyên phát do rối loạn các mô xương gây ra. Khi đó, tủy xương sản xuất quá nhiều tiểu cầu rồi đưa vào máu dẫn đến chứng tăng tiểu cầu. Nguyên nhân của tăng tiểu cầu nguyên phát không rõ ràng, có thể là do di truyền.

Tăng tiểu cầu thứ phát là kết quả phản ứng của cơ thể trước những biến cố như chảy máu, thiếu máu, dị ứng, ung thư, nhiễm trùng... Bệnh tăng tiểu cầu thứ phát nếu để lâu ngày có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến động mạch.

Cần xác định rõ bệnh tăng tiểu cầu là nguyên phát hay thứ phát để có các biện pháp điều trị phù hợp bởi điều trị tăng tiểu cầu cần điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh tăng tiểu cầu

Xét nghiệm kiểm tra thành phần máu trong cơ thể máu nếu số lượng tiểu cầu trên 500.000 mỗi đơn vị thì có thể kết luận bệnh nhân đã mắc bệnh tăng tiểu cầu.

Soi máu bằng kính hiển vi để xác định ra các thành phần của tiểu cầu, xét nghiệm kiểm tra hàm lượng sắt trong máu, xét nghiệm lâm sàng để kiểm tra tình trạng to lách hay viêm nhiễm trong cơ thể; xét nghiệm sinh khiết hoặc gen tủy xương để xác định bệnh lý tủy xương mắc phải...

Khi xác định bệnh nhân mắc bệnh tăng tiểu cầu, cần xác định rõ đó là tăng tiểu cầu nguyên phát hay tăng tiểu cầu thứ phát.

Điều trị bệnh tăng tiểu cầu

Điều trị tăng tiểu cầu hướng tới việc điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiểu cầu trong máu. Đa số các trường hợp, điều trị khỏi các loại bệnh lý kể trên thì số lượng tiểu cầu trở lại bình thường.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phải cắt lá lách thì bệnh tăng tiểu cầu sẽ diễn ra trọn đời.

Vì bệnh tăng tiểu cầu diễn biến khá âm thầm nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nên cần thường xuyên kiểm tra, xét nghiệm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh tăng tiểu cầu. Chúng ta nên thường xuyên đi khám sức khỏe, xét nghiệm máu định kỳ để phòng và tránh các bệnh liên quan đến máu trong đó có bệnh tăng tiểu cầu.

Nguyễn Quốc Khánh