- Bệnh chàm là một bệnh rất thường gặp đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc không phát hiện bệnh một cách kịp thời để chữa trị sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một trở nên nặng nề hơn, gây cảm giác khó chịu cho trẻ.


Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm có tên y học là eczema, đây là tình trạng bị viêm da mãn tính và sẽ khiến da bị đỏ, khô, tróc vẩy và gây ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Theo như khảo sát, các trẻ nhỏ thường hay mắc phải bệnh này trong đó trẻ sơ sinh chiếm khoảng 15%. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu đời hoặc trước khi bé được 5 tuổi. Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

{keywords}

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ em?

- Do cơ địa cơ thể mỗi người.

- Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.

- Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.

- Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,...

- Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,... hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua.

- Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm...

Cách điều trị bệnh chàm

Bởi làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm nên khi phát hiện những triệu chứng bệnh chàm ở trẻ cần trực tiếp tới gặp bác sĩ da liễu để có những hướng điều trị phù hợp nhất bằng các loại thuốc.

Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh chàm các phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé. Không nên để móng tay dài bởi khi bé gãi sẽ gây thương tổn cho da.

Sử dụng nước ấm để tắm cho bé ở khoảng 36 độ C. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa xà phòng và hương liệu để tắm cho bé.

Khăn sử dụng để lau người cho bé là loại khăn 100% cotton, khi lau cần nhẹ nhàng để tránh gây sát da.

Bạn nên sử dụng một loại kem ẩm dưỡng da thích hợp để làm ẩm cho da bé sau khi tắm.

Việc vệ sinh phòng ngủ cũng vô cùng quan trọng để tránh bụi bẩn, giúp căn phòng thoáng mát, bé sẽ thoải mái hơn.

Bạn nên lưu ý về quần áo mặc cho trẻ. Hãy cho trẻ mặc quần áo lót chất liệu 100% cotton, không dùng len và các chất liệu tổng hợp tiếp xúc trực tiếp trên da của bé. Không nên dùng các chất làm mềm vải khi giặt đồ cho bé.

Cuối cùng đó là về thực phẩm cho trẻ, bạn không nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Đối với trẻ sơ sinh bạn nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể và chỉ nên cho bé ăn đa dạng các loại thức ăn khi bé từ 6 tháng trở lên.

Hãy tự xây dựng một môi trường sống lành mạnh để hạn chế tối đa được các tác nhân gây bệnh chàm đối với trẻ nhỏ. Bệnh chàm ở trẻ em sẽ được kiểm soát nếu phát hiện sớm và có những cách chữa trị phù hợp.

Nguyễn Thu Hiền