- Cưa đôi 2 vỏ bình gas được chọn ngẫu nhiên trong số gần 30 nghìn bình bị chiếm dụng, nhãn mác bên ngoài và thương hiệu bên trong hoàn toàn khác nhau.

Vụ chiếm giữ hàng vạn vỏ bình gas tại kho hàng Dị Sử (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) vào tối 22/9 vừa qua đã được các cơ quan chức năng vào cuộc.

Ngày 25/9, đoàn liên ngành (gồm cơ quan công an, quản lý thị trường…) của tỉnh đã kiểm đếm được 28.560 vỏ bình gas các loại đang được tập kết tại kho hàng Dị Sử.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục xác minh làm rõ chủ sở hữu của số vỏ bình gas trên, đồng thời điều tra đơn vị đã chiếm giữ trái phép số hàng hoá này.

{keywords}
Cưa đôi bình gas kiểm tra nhãn mác bên ngoài và logo bên trong

Cũng trong ngày 22/9, công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với cơ quan quản lý thị trường cũng phát hiện số lượng lớn vỏ bình gas được tập kết bất thường ở khuôn viên ban quản lý cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ.

Kiểm đếm sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 23 nghìn bình gas được chia thành nhiều dãy, xếp chồng lên nhau 3-4 lớp. Các vỏ bình gas mang thương hiệu Đại Lộc, Vạn Lộc…

Vì sao hàng vạn bình gas được tập kết và bị chiếm giữ?

{keywords}

{keywords}

{keywords}
Bình gas có nhãn Vinapegas bên ngoài, bên trong là Shell đúc chìm

Đại diện một hãng kinh doanh gas cho biết, theo quy định của pháp luật, các hãng gas không được phép chiếm dụng bình của nhau. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các hãng kinh doanh gas dùng “chiêu trò” chiếm giữ bình của nhau, sau đó “cắt tai mài vỏ” (cắt đai phần phía trên bình), sơn lại rồi gắn logo của hãng mình lên.

"Việc sản xuất ra một vỏ bình gas chi phí lớn hơn nhiều so với việc chiếm dụng bình của hãng khác, rồi chế lại. 

Một lý do khác, đó là chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Thu gom bình chứa gas của đối thủ, giống như việc chiếm giữ tư liệu sản xuất, bên bị chiếm giữ sẽ không có đủ bình để sang chiết bán gas ra thị trường”, ông Nguyễn Lê Như, trưởng phòng kinh doanh công ty gas Vạn Lộc nói.

{keywords}
Một hãng khắc chữ chìm và đục logo lên tai bình ga để khẳng định bản quyền

Theo ông Như, thị trường gas miền Bắc có gần 20 thương hiệu.

Trên tai bình, các hãng nghiêm túc bao giờ cũng có những thông số như ngày sản xuất, tiêu chuẩn ISO…, thậm chí, có hãng còn khắc chìm thương hiệu lên để khẳng định bản quyền. Trên thân bình gần van là chữ dập nổi tên hãng. Đáy bình và mặt bên trong của bình cũng có chữ dập nổi.

Về mặt pháp luật, các hãng không được sử dụng bình của nhau để chiết nạp gas bán ra ngoài thị trường. Nếu phát hiện được, cơ quan chức năng sẽ xử lý. Tuy nhiên, đối với các đơn vị kinh doanh gas, có luật bất thành văn, đó là hàng này sử dụng bình của hãng kia một tỷ lệ nhất định có thể “thông cảm” được, do nguyên nhân khách quan như các điểm phân phối bán lẻ gom về.

"Việc dùng bình của hãng khác “cắt tai, mài vỏ” in nhãn mác của hãng mình, chưa nói tới chất lượng gas, đó là việc lừa dối khách hàng, và đương nhiên, vi phạm pháp luật”, ông Như phân tích.

Lấy ngẫu nhiên 2 trong hàng vạn bình gas đang tập kết tại xưởng, một công nhân dùng máy cắt đôi bình gas trước sự chứng kiến của nhiều người. 2 bình gas bên ngoài gắn tên PG gas và Vinapegas, đáy bên trong bình lại mang chữ Shell đúc chìm.

“Đây là một trong vô số ví dụ cho thấy, việc chiếm dụng bình của nhau là việc không hiếm”, ông Như nói.

Luật sư Vũ Quang Vượng, Giám đốc công ty Luật TNHH Quang Vượng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay: hành vi thu gom, chiếm giữ vỏ bình gas không thuộc sở hữu nhằm chiếm đoạt, hoán cải là hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ, sang chiết gas trái quy định của pháp luật; gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các DN khác và đặc biệt là người tiêu dùng, được quy định tại khoản 4, điều 3 luật Cạnh tranh 2004.

Hành vi này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến DN bị chiếm đoạt... Tuỳ vào mức độ, tính chất nghiêm trọng, đối tượng chiếm giữ vỏ bình gas có thể bị xử lý hình sự hoặc có thể bị xử phạm vi phạm hành chính bằng tiền.

Kiểm tra gần 9.000 lít chất lỏng nghi xăng bị bắt tại Hưng Yên

Kiểm tra gần 9.000 lít chất lỏng nghi xăng bị bắt tại Hưng Yên

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 vừa có văn bản yêu cầu Ban chỉ đạo 389 Hưng Yên xác minh làm rõ nguồn gốc của gần 9.000 lít chất lỏng nghi xăng máy bay vừa bị bắt giữ.

Yêu cầu Hưng Yên kiểm tra việc rửa rau ở nước thải đầy phân

Yêu cầu Hưng Yên kiểm tra việc rửa rau ở nước thải đầy phân

Tổ công tác liên ngành Trung ương về An toàn Thực phẩm đã có công văn chỉ đạo Hưng Yên kiểm tra và có báo cáo sớm về tình trạng rửa rau dưới dòng nước thải chứa phân.

Nổ bình gas, 3 nhà sập, 1 người tử vong

Nổ bình gas, 3 nhà sập, 1 người tử vong

Một vụ nổ bình gas vừa mới xảy ra làm sập 3 ngôi nhà và khiến 1 người tử vong.


Thái Bình