Thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ vừa điều trị cho một bệnh nhi bị hoại tử đốt ngón tay do tự điều trị mụn cóc.
Ngày 5/3, bệnh nhi Nguyễn Quỳnh T. (SN 2013, trú tại TP Vinh) được gia đình đưa vào khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng trong tình trạng đốt 3, ngón 5 tay phải bị hoại tử.
Các bác sĩ nhanh chóng phẫu thuật cắt lọc hoại tử, điều trị vết thương, băng bột và chăm sóc tại chỗ.
Bé bị hoại tử đốt 3, ngón 5 tay phải |
Theo người nhà, sau khi bị mụn cóc ở ngón tay, bé T. tự lên mạng tìm mua thuốc về sử dụng. Sau khi phẫu thuật, vết thương ở ngón tay bé đã ổn định, được xuất viện về nhà.
Bác sĩ CKII Thái Văn Bình - Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, mụn cóc là bệnh không nguy hiểm nên nhiều người chủ quan và sử dụng các phương pháp dân gian tự chữa tại nhà. Sai lầm này khiến bệnh nhẹ trở nên nghiêm trọng.
Để điều trị mụn cóc, có thể sử dụng dung dịch axit Salicylic và Lactic( Duofilm, Collomack), chấm nitơ lỏng, đốt điện, tiểu phẩu... Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị hợp lý.
Về các biện pháp dân gian để trị mụn cóc, bác sĩ Bình cho rằng, cho đến nay chưa có cơ sở khoa học về các phương pháp đó. Người bị mụn cóc cũng không được tự ý can thiệp vào nốt mụn như dùng dao lam rạch, kim châm,... bởi rất dễ gây nhiễm trùng.
Cách giảm nguy cơ lây lan mụn cóc:
- Không tỉa, chải hoặc cạo khu vực có mụn cóc để tránh lây lan virut.
- Không sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt trên mụn cóc rồi sử dụng trên móng tay khỏe mạnh.
- Đừng cắn móng tay nếu có mụn cóc gần các móng tay.
- Giữ bàn tay như khô nhất có thể, vì mụn cóc có nhiều khó khăn để kiểm soát trong một môi trường ẩm.
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc.
Cách điều trị mụn cóc hiệu quả
Mụn cóc là bệnh ở da gồm các tổn thương da và niêm mạc do một loại virut gây sùi ở người gọi là human papilloma virus (HPV) gây ra.
Phạm Tâm – Quốc Huy