-Thông tin về những thương vụ thâu tóm ngàn tỷ đang làm nóng thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội, khởi động cuộc đua tạo nên cục diện mới cho những ‘miền đất chết’.

Dự án Khu đô thị Thanh Hà do CTCP Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land) làm chủ đầu tư. Quy mô dự án hơn 400ha đã được khởi công từ đầu năm 2008 và từng là điểm nóng được giới đầu cơ làm giá, săn lùng ráo riết.

Thế nhưng, cùng với vụ lừa đảo mang tên “Công ty 1/5”, và sau đó là sự yếu kém về năng lực tài chính của chủ đầu tư, khu đất vàng này đã dần trở thành nỗi ám ảnh của những ai đã chót “xuống” tiền. Sau khi thị trường khủng hoảng dự án “án binh bất động” gần như bỏ hoang trong nhiều năm.

{keywords}

Sau khi có thông tin dự án Thanh Hà về tay Mường Thanh, giá rao bán đất nền tại đây đã được điều chỉnh lên từ 3 - 5 giá.

Mới đây, thông tin dự án này được “trao tay” cho đại gia điếu cày Lê Thanh Thản đã làm xôn xao giới đầu tư bất động sản Hà Nội. Theo tiết lộ, có khả năng họ sẽ phải bỏ ra khoảng 3.500 tỷ đồng để mua lại Cienco5 Land và trả thay khoản nợ mà công ty này đang gánh, đồng thời sẽ quy hoạch lại dự án.

Khảo sát trên thị trường, thông tin rao bán cắt lỗ đất nền biệt thự tại dự án đầy rẫy trên mạng với giá chỉ bằng 2/3, thậm chí một nửa giá gốc nhưng vẫn không dễ tìm khách. Sau khi có thông tin dự án Thanh Hà về tay Mường Thanh, giá rao bán đất nền tại đây đã được điều chỉnh lên từ 3 - 5 giá.

Theo tiết lộ của một “cò đất”, giá đất tại đây lúc đầu bán khoảng 18-19 triệu đồng/m2 bây giờ lên hơn 20 triệu đồng/m2. Thậm chí những ô mặt đường 25m có giá lên đến 24- 25 triệu đồng/m2. Như 2 lô nằm trên mặt đường 17m và 19m đang được “cò” rao bán với giá 21 triệu đồng/m2 khi khách mua cả cặp. Nhưng bán lẻ thì lô nằm trên mặt đường 19m có giá vào khoảng 23 triệu đồng/m2.

“Trong những ngày qua, đã có nhiều cuộc điện thoại gọi hỏi về kế hoạch triển khai bán hàng tại dự án Thanh Hà nhưng phía Mường Thanh chưa ra kế hoạch bán hàng” - “cò đất” cho biết.

{keywords}

Cuộc đua của những đại gia trên miền đất chết có làm dậy sóng thị trường trong thời gian tới?

Một dự án khác nằm trên quận Hà Đông, cũng có số phận tương tự là dự án khu đô thị Phú Lương rộng hơn 34ha do Công ty Xây dựng Trung Việt làm chủ đầu tư. Dự án cũng từng là nỗi ám ảnh của không ít nhà đầu tư. Không chỉ lâm vào cảnh “đắp chiếu” dự án khu đô thị mới Phú Lương là một trong những dự án có dư nợ tiền sử dụng đất lên tới 1.500 tỷ đồng được Cục Thuế Hà Nội công bố hồi tháng 7/2015.

Gần đây, đã có thông tin Hải Phát đã chi 700 tỷ đồng để mua lại 35% dự án nhằm thay chủ đầu tư thanh toán tiền nợ thuế, và trở thành đồng chủ đầu tư khu đô thị Phú Lương.

Những thông tin dự án về tay chủ mới khiến giới đầu tư cho rằng nhà đất phía Tây có khả năng dậy sóng trong thời gian tới. Cuộc đua của những đại gia trên “miền đất chết” có thể đốt nóng thị trường bất động sản Hà Nội tuy nhiên cục diện mới cho những dự án này vẫn chưa thể đoán trước.

Bài học từ thời bất động sản nóng sốt vẫn khiến nhiều nhà đầu tư e dè. “Nhà đầu tư cần phải có sự tỉnh táo nhìn nhận cân nhắc. Thị trường luôn có những diễn biến khó lường, nếu cứ đổ xô vào săn lùng, mua đi bán lại theo dạng bán lúa non có thể tạo ra hiện tượng sốt ảo. Và cuối cùng chính người mua là người chịu thiệt trong vòng sốt ảo ấy” – một chuyên gia bất động sản nhận định.

Theo dự báo của Công Ty TNHH Jones Lang LaSalle Việt Nam (JLL) hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) sẽ tiếp tục sôi động trong 3 quý còn lại của năm 2016 với lượng giao dịch nhiều hơn nhờ vào những yếu tố tích cực: thị trường bất động sản hồi phục, những đổi mới liên quan đến hoạt động đầu tư và tình hình phát triển đang trên đà giảm tại một số nước trong khu vực.

Hồng Khanh