Bầu Hiển "tới” gần Bệnh viện GTVT, đại gia Lê Ân dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn hăng hái đi kiện, Dũng lò vôi có thể nhận tin vui.

Bầu Hiển trở thành cổ đông chiến lược tại Bệnh viện GTVT

Trái với những dự đoán ban đầu, cuộc chạy đua trở thành cổ đông chiến lược tại Bệnh viện GTVT TƯ – đơn vị y tế công lập đầu tiên cả nước được chọn cổ phần hóa diễn ra không nóng như kỳ vọng.

Theo đó, cho đến 16h30 ngày 20/8, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Bệnh viện GTVT TƯ chỉ nhận được đơn và hồ sơ của hai nhà đầu tư trong nước là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn.

Những tên tuổi lớn như Brookline Medical (Singapore), FLC, Vingroup từng được kỳ vọng sẽ hâm nóng cuộc đua đã không tham gia nộp hồ sơ, dù Bộ GTVT đã nới thời gian tiếp nhận hồ sơ thêm một tuần.

Theo Quyết định số 2783/QĐ - BGTVT ngày 4/8/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt tiêu chí, trình tự để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa Bệnh viện GTVT TƯ, thời hạn chót để nộp hồ sơ đăng ký là 16 giờ 30 ngày 14/8/2015.

{keywords}

Bệnh viện GTVT Trung ương

Cũng theo Quyết định số 2783, các nhà đầu tư chiến lược được lựa chọn nếu thỏa mãn được một trong hai tiêu chí: doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề kinh doanh (khám chữa bệnh), có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 200 tỷ đồng và không có lỗ lũy kế; nếu là doanh nghiệp không hoạt động khám chữa bệnh thì phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 1.000 tỷ đồng và không có lỗ lũy kế.

Trước đó, trong tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư được kèm dự thảo Phương án cổ phần hóa Bệnh viện vào cuối tháng 3/2015, Bộ GTVT đề xuất nhà đầu tư chiến lược phải có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

“Đây cũng là lý do khiến cuộc đua trở thành cổ đông chiến lược giảm đi khá nhiều sức cạnh tranh”, một nhà đầu tư từng đệ đơn lên Bộ GTVT xin làm cổ đông chiến lược Bệnh viện cho biết.

Được biết, vào thời điểm phương án cổ phần hóa được trình Chính phủ (ngày 31/3/2015), T&T cũng chính là đơn vị được Bộ GTVT đề xuất làm cổ đông chiến lược Bệnh viện.

Đại gia Lê Ân: U80 hăng hái vác đơn đi kiện

Trong khi đó, ngày 28/8, đại gia Lê Ân (TP Vũng Tàu) cho biết trên báo chí rằng đã gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của lãnh đạo UBND phường 3, TP Vũng Tàu.

Theo ông Lê Ân, bản án năm 2003, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM tuyên 1,2 ha đất đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (phường 3, Vũng Tàu) của ông Lê Ân được giao cho Ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB) để bồi thường thiệt hại trên 21 tỷ đồng.

Gần một năm sau, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi 4.300 m2 đất trong khu này để giao cho bà Lê Thị Cường nên xảy ra tranh chấp.

{keywords}

Đại gia Lê Ân liên tiếp đi kiện

Là người đại diện cho Hội đồng thanh lý tài sản của VCSB, ông Lê Ân xin phép UBND TP Vũng Tàu để làm hàng rào xung quanh diện tích hơn 7.700 m2 không tranh chấp. Xét yêu cầu này là chính đáng, UBND TP Vũng Tàu đồng ý đơn của Hội đồng thanh lý VCSB bằng văn bản.

Đầu tháng này, gió lốc cuốn sập hàng rào 45 m nên tôi mua vật tư để xây lại, không cho người vào đó đá gà, hút chích, xả rác. Khi đang xây thì bị địa phương cho người đến phá bỏ, gây thiệt hại cho tôi khoảng 100 triệu đồng.

Trong cuộc đời của lão đại gia Lê Ân, đã không ít lần ông “vác đơn” đi kiện, kháng cáo nhằm đòi lại tiền, tài sản.

Đại gia Dũng lò vôi có thể nhận được tin vui

Ngày 3/9, lãnh đạo Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) khẳng định công văn Bộ Tài chính ban hành là văn bản chính thống nên Bộ Tài chính khó sai.

Theo đó, vị lãnh đạo Tổng Cục thuế cho hay: "Các cơ quan có chức năng riêng. Đứng trên góc độ quy định tài chính, Bộ Tài chính phải đúng.

Chúng ta có Nghị định 61 của Chính phủ về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Có nghị định rồi phải tuân theo. Thanh tra đủ nội dung, đủ thời gian.Theo luật, ví dụ thời hạn tranh tra chỉ quy định 30 ngày thì phải theo 30 ngày, chứ không phải muốn 5 tháng cũng được”.

{keywords}

Dũng lò vôi có thể nhận tin vui.

Trước đó, liên quan đến kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Dương yêu cầu truy thu 99 tỷ đồng thuế của ông Dũng "lò vôi" do một số sai phạm trong đóng thuế Bộ Tài chính đã có công văn số 11427 đến Công ty cổ phần Đại Nam, UBND tỉnh Bình Dương, Cục Thuế tỉnh Bình Dương về việc đóng thuế của Đại Nam cho hay: Đại Nam có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau từ năm 2009 – 2013 và có các hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì phải hạch toán riêng.

Trường hợp Đại Nam không hạch toán riêng được các khoản chi phí của từng hoạt động, trong đó có hoạt động chuyển nhượng bất động sản thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Với kết luận trên của Bộ Tài chính, đồng nghĩa việc phân bổ chi phí để tính thuế của Công ty Đại Nam lâu nay là không sai.

Như vậy, đoàn thanh tra tỉnh Bình Dương kết luận Công ty Đại Nam sai phạm và truy thu ông Dũng "lò vôi" thuế 99 tỷ đồng là chưa đúng. Nguy cơ tỉnh Bình Dương phải hoàn trả lại Công ty Đại Nam khoản tiền đã đóng là rất có thể. Và, không biết hệ quả trong câu chuyện này sẽ ra sao, sau kết luận thanh tra đầy tréo ngoe này.

Từ nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á tới Giải thưởng Nikkei

Sau gần 40 năm gắn bó và hơn 20 năm giữ cương vị Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), những gì bà Mai Kiều Liên làm được cho Vinamilk và ngành sữa Việt Nam hôm nay khiến nhiều người phải nể trọng, ví bà như một vị “thuyền trưởng” luôn vững tay lái đưa con tàu Vinamilk đến được thành công như hôm nay, như một vị “nữ tướng” giản dị của ngành sữa, luôn mang trong mình những hoài bão, chiến lược cho “một cuộc cách mạng trắng” ở Việt Nam.

Vì thế bà là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và duy nhất được nhận Giải thưởng Nikkei châu Á 2015.

Ông Fujio Mitarai, Chủ tịch Ủy ban lựa chọn Giải thưởng Nikkei 2015 cho biết, Ủy ban này đã nhận được hàng trăm đề cử từ Đại sứ quán các nước, các tổ chức nghiên cứu và nhiều nhà báo nước ngoà

TS Yasuhiko Torii, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Keio cho biết, Hội đồng Giám khảo đã làm việc hết sức nghiêm túc và khó khăn để lựa chọn ra người xứng đáng nhất đoạt giải năm nay.

{keywords}

CEO Vinamilk Mai Kiều Liên là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và duy nhất được nhận Giải thưởng Nikkei châu Á 2015.

Giới thiệu về bà Mai Kiều Liên và Công ty Vinamilk, TS Yasuhiko Torii nói, từ một doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa Vinamilk đã có những bước phát triển vượt bậc, vươn ra quốc tế với sản phẩm xuất khẩu sang 31 nước.

Thành công của Vinamilk có công lao rất lớn của bà Mai Kiều Liên, một con người tài năng nhưng rất đỗi giản dị.

Chia sẻ với báo chí ngay sau lễ trao giải, bà Mai Kiều Liên nói: “Đây thật sự là một vinh dự lớn lao không chỉ cho riêng tôi mà còn cho tập thể hơn 5.000 cán bộ công nhân viên Vinamilk đã nỗ lực không ngừng để cống hiến vì một tương lai phát triển của Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung. Sự cống hiến đó đã được Nikkei và cộng đồng quốc tế ghi nhận".

(Theo Đất Việt)