{keywords}

Sau khi chi hơn 7.300 tỷ đồng thâu tóm Vinaconex và làm Tổng giám đốc doanh nghiệp này, ông Nguyễn Xuân Đông đã giao quyền điều hành An Quý Hưng cho một nhân tố trẻ là Nguyễn Xuân Tùng, sinh năm 1994.

Tân tổng giám đốc An Quý Hưng sinh ngày 17/2/1994, thường trú tại Khu đô thị mới Văn Quán - Yên Phúc, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Nguyễn Xuân Tùng từng được giới thiệu là quyền Tổng giám đốc An Quý Hưng trong một sự kiện tổ chức vào ngày 27/12/2018 của công ty này.

Việc giao lại quyền điều hành cho một lãnh đạo trẻ diễn ra sau khi ông Nguyễn Xuân Đông cùng An Quý Hưng thực hiện thương vụ mua lại 255 triệu cổ phiếu VCG của Vinaconex tương ứng tỷ lệ 57,71% trị giá 7.366 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Sau đó, ông Nguyễn Xuân Đông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinaconex.

Thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết, bà Trần Khuê Giao (sinh năm 1995) vừa được bổ nhiệm nắm giữ vị trí chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản C.T (CT Land) có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp hạt nhân trong mảng kinh doanh bất động sản của C.T Group.

Nữ doanh nhân 23 tuổi này là con ông Trần Kim Chung (52 tuổi) - Chủ tịch của CT Group và là thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc dân (tiền thân là Navibank, mã chứng khoán NVB), nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Trần Kim Chung còn là phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM.

Không chỉ đứng đầu doanh nghiệp 4.000 tỷ, bà Trần Khuê Giao còn là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần CTUOB (vốn hơn 600 tỷ đồng) và CTCP Quốc tế C&T, một công ty con của C.T Group và là giám đốc Công ty CTSB.

Tuệ Nghi sinh năm 1993, tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế, có 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, hiện sở hữu hai công ty chuyên đầu tư, nhượng quyền thương hiệu khách sạn 5 sao và hãng mỹ phẩm đến từ Nhật Bản. Cô cũng xuất bản nhiều cuốn sách lọt top best seller, là một nữ doanh nhân - tác giả có sức ảnh hưởng trong giới trẻ tại Việt Nam trong những năm qua.

Cô từng được đề cử tham dự Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu diễn ra tại Pháp vào tháng 6.2014. Ngoài ra, Tuệ Nghi cũng từng được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông quốc tế như BBC News, kênh truyền hình quốc gia Slovenia, New York Times... như một hình tượng về nghị lực của một người phụ nữ trẻ tuổi.

Phạm Xuân Huy vốn là cựu sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông. Sau khi tốt nghiệp, Huy từng làm tại tập đoàn FPT trước khi gia nhập Trung tâm không gian mạng Viettel.

Huy chia sẻ, thời điểm anh cùng các đồng nghiệp phát triển sản phẩm chưa có ai làm những dự án dữ liệu lớn như vậy cũng như chưa ai trải qua những bài toán lớn thế bao giờ. Bắt đầu dự án của anh cùng đội ngũ có thể xem là từ con số 0.

Thời điểm này, khối lượng dữ liệu của những hệ thống lớn nhất Viettel sinh ra chỉ khoảng vài chục Gigabit/ngày thì bài toán Data Monitoring là hơn 86.000 Gigabit/ngày. Số liệu này cho thấy bài toán khổng lồ cần xử lý với đội ngũ của nhóm phát triển Data Monitoring.

Một ông chủ 9X điều hành dự án BOT khác là Nguyễn Tiến Vinh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát. Được biết, Nguyễn Tiến Vinh sinh năm 1990, thường trú tại TP. Bắc Ninh. Lãnh đạo này được bổ nhiệm vào vị trí tổng giám đốc Minh Phát để thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư.

Công ty Minh Phát của ông chủ 9X này hiện có vốn điều lệ lên tới 889 tỷ đồng, và là chủ của dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ nắm giữ tới 65% vốn dự án.

Một "nữ tướng" 9X của dự án BOT giao thông khác là bà Từ Thị Bích Nguyệt, Phó Tổng giám đốc BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp.

Phó tổng giám đốc Từ Thị Bích Nguyệt lần đầu xuất hiện trong cuộc họp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các nhà đầu tư BOT ngày 11/9 vừa qua với tư cách là đại diện chủ đầu tư dự án BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. Lãnh đạo này sinh năm 1992, tốt nghiệp Đại học Luật, khoa Luật Kinh tế.

Dự án BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp do liên danh Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Thi Sơn, CTCP đầu tư xây dựng số 9 đầu tư với tổng vốn hơn 1.836,8 tỷ đồng. Trong đó, phần vốn đối ứng của chủ đầu tư là 254,3 tỷ đồng, chiếm gần 14% tổng vốn dự án. 2 công ty mỗi bên góp 50% vốn đối ứng.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE (REE) là nữ đại gia có thù lao cao nhất Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh là con gái của Trung tướng Nguyễn Thới Bưng - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1973, bà cùng em trai ra Bắc học tập rồi được tạo điều kiện du học tại CHDC Đức nhờ thành tích học tập xuất sắc. Bà tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí, mảng điều hòa không khí. Sau đó bà trở thành kỹ sư của Xí nghiệp Quốc doanh liên hiệp Thiết bị lạnh (TP.HCM).

Năm 1992, Xí nghiệp của bà Mai Thanh cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn xung phong thực hiện cổ phần hóa và đến năm 1993 thì trở thành công ty cổ phần có vốn Nhà nước, vốn của cán bộ công nhân viên và vốn nước ngoài. Công ty CP cơ điện lạnh (REE) ra đời từ đó.

Năm 2017, bà Mai Thanh khiến dư luận xôn xao khi “lộ” bảng lương lên tới 3,7 tỷ đồng. Trong báo cáo mới nhất, bà Thanh một lần nữa khiến người khác “ghen tị”.

Cụ thể, trong năm 2018, thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc REE được trả 22,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 21,8 tỷ đồng của năm 2017.

Như vậy, bình quân, mỗi lãnh đạo REE được trả 2,8 tỷ đồng/người/năm, tương đương 233 triệu đồng/người/tháng. Bà Mai Thanh nắm giữ hai chức vụ cao nhất tại Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc nên nhiều khả năng bà Thanh nhận 2 lương cho 2 vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc REE.

Con số bà Thanh có thể nhận là 5,6 tỷ đồng cho năm 2018, tương đương 466 triệu đồng/tháng. Trong năm 2019, bà Thanh tiếp tục có cơ hội nhận lương khủng. Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2019 của REE thông qua thù lao Hội đồng quản trị và các Tiểu ban trực thuộc 2019 là 5 tỷ đồng.

HAGL hạch toán khoản vay ngắn hạn trị giá gần 613 tỷ đồng và khoản vay dài hạn trị giá 130 tỷ đồng với chủ nợ là cá nhân ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức). Hai khoản vay này sẽ lần lượt đáo hạn vào tháng 12 năm nay và tháng 10/2021.

Ngoài ra, HAGL còn hạch toán hai khoản phải trả ngắn hạn và phải trả dài hạn cho bầu Đức với khoản nhận góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với số tiền lần lượt là 136 tỷ đồng và 180 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền HAGL đang mượn bầu Đức là 1.059 tỷ đồng, chưa tính chi phí lãi vay gần 6,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, một thành viên khác trong gia đình bầu Đức là bà Đoàn Thị Nguyên Nguyên, em gái ông, cũng cho HAGL mượn 20 tỷ đồng.

Công an TP. Đà Nẵng cho biết, cơ quan CSĐT Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Thị Bích Thuận -Tổng GĐ công ty CP đầu tư và phát triển Quảng Đà (Quảng Đà Land, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Công ty Quảng Đà Land đã thực hiện giao dịch, huy động vốn trái phép, nhận tiền của hàng trăm khách hàng nộp đặt cọc, giữ chỗ... bình quân lô đất 100m2 được công ty này rao bán từ 2-23 tỷ đồng.

Trên thực tế, dự án và các lô đất này không phải thuộc sở hữu của công ty Quảng Đà, mà thuộc quản lý của Trung tâm phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng. Trung tâm phát triển quỹ đất TP Đà Nẵng không giao cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào để thực hiện đầu tư dự án bán đất nền.

Ngày 5/4, TAND TP.HCM cho biết, vừa ra thông báo đính chính án phí trong vụ ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ được tuyên vào ngày 27/3 vừa qua.

Theo đó, án phí bà Thảo phải nộp sau khi được đính chính là 3,47 tỷ đồng, được cấn trừ vào số tiền tạm ứng án phí mà bà đã nộp trước đó là 241,5 triệu đồng. Do vậy, số tiền án phí mà nguyên đơn phải nộp thêm là 2,34 tỷ.

Án phí mà ông Vũ phải nộp sau khi đính chính là 4,97 tỷ, được cấn trừ vào tiền tạm ứng án phí đã nộp trước đó là 1,31 tỷ. Do đó, số tiền án phí mà ông Vũ phải nộp thêm là 3,66 tỷ.

Trước đó, tại phần tuyên án chiều 27/3, HĐXX công bố án phí mà vợ chồng ông chủ Trung Nguyên phải nộp lên đến hơn 80 tỷ đồng. Cụ thể, bà Thảo phải chịu án phí ly hôn 300.000 đồng; án phí cho phần tài sản 34,2 tỷ đồng; ông Vũ phải đóng 48,7 tỷ án phí tài sản. Cấn trừ vào tiền đã tạm ứng trước đó, thẩm phán Nguyễn Văn Xuân thông báo bà Thảo phải nộp 32,6 tỷ đồng án phí, ông Vũ phải nộp hơn 47,4 tỷ đồng.

Bảo Anh (Tổng hợp)