Phía Tây Hà Nội “lột xác” nhờ hạ tầng giao thông

Trong khoảng 10 năm nay, phía Tây Hà Nội nhận được “làn sóng” đầu tư mạnh mẽ để hoàn thiện hạ tầng. Nhờ đó, hàng loạt dự án giao thông lớn đã hình thành, như: Đại lộ Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu - Lê Văn Lương... Các trục đường lớn cũng được mở rộng, nâng cấp như Nguyễn Xiển - Đại lộ Chu Văn An - Xa La; tuyến đường Vành đai 2,5 chạy qua các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ...

Theo kế hoạch trong năm nay, TP. Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án trọng điểm khác có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thủ đô. Theo dự kiến, chậm nhất vào cuối năm 2022, đường sắt đô thị tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5 km có thể đưa vào sử dụng ngay. Dự án hầm chui Lê Văn Lương có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cũng có thể hoạt động từ quý IV/2022.

{keywords}
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm hoàn thành ở phía Tây Hà Nội góp phần tạo mặt bằng giá mới cho thị trường BĐS 

Trong giai đoạn 2021-2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội, trong đó, 443 dự án đặt mục tiêu hoàn thành tiến độ. Đáng chú ý là cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây. Ngay từ lúc này đã có thể hình dung về mạng lưới giao thông dày đặc trong tương lai. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để kết nối trung tâm Hà Nội với các khu vực mới phát triển, nhất là lưu thông huyết mạch tới các 5 “thành phố trong thành phố” mà 3 trong số này nằm ở khu vực phía Tây, gồm các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây và Xuân Mai.

Theo KTS. Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam), trên thế giới, các trung tâm mới thường cách nội đô cũ khoảng 1 - 2 giờ lái xe. Tại Hà Nội, trung tâm mới phía Tây cách khu phố cổ chỉ 30 - 40 phút đi đường tạo ra dòng chuyển cư tới các khu vực được quy hoạch mới. Thêm thỏi nam châm hút dòng dịch chuyển này là dự án Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đã sẵn sàng tiếp nhận hơn 4.000 sinh viên; khi hoàn thành giai đoạn 1 thì con số này có thể tăng lên gấp gần 4 lần. Bên cạnh đó, khu công nghệ cao Hòa Lạc đã thu hút gần 95 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư với trên 24.000 người đang học tập và làm việc.

Vị trí “tam giác vàng” của Vinhomes Smart City

Báo cáo quý III/2021 của Savills Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, khu vực phía Tây luôn duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất thị trường Hà Nội. Sự bứt phá về hạ tầng, với việc hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã tạo “đòn bẩy” kích thích đà tăng giá. Chung cư ở khu vực này đã có chu kỳ tăng giá liên tục 5 năm với mức tăng bình quân 10%/ năm.

{keywords}

Vinhomes Smart City sở hữu vị trí vàng ở phía Tây Hà Nội với khả năng kết nối dễ dàng với các tuyến đường trọng điểm 

Sở hữu vị trí cầu nối giữa trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh trong tương lai, Vinhomes Smart City vừa là “cú hích” tạo mặt bằng giá mới cho thị trường, vừa nhận xung lực mạnh mẽ của đà tăng giá. Nằm tại tọa độ có tính chất đầu mối giao thông, việc kết nối từ khu đô thị với các tuyến đường xương sống hoàn toàn dễ dàng qua cả 5 lối ra vào. Cụ thể, lối số 1, 2, 3 giúp di chuyển về khu vực trung tâm từ Đại lộ Thăng Long; lối số 4, 5 qua Lê Trọng Tấn để lưu thông nhanh chóng tới các khu vực trọng yếu phía Nam. Đây là nhân tố giúp dự án nhận được “điểm cộng” của khách hàng.

Đặc biệt, khu đô thị là nơi giao cắt của 3 tuyến metro trọng điểm: tuyến số 5 - 6 - 7 theo Quy hoạch phát triển Hà Nội có tầm nhìn tới năm 2030 - 2050. Khi đi vào vận hành, loại hình phương tiện giao thông công cộng hiện đại sẽ giúp đô thị sánh ngang với các thành phố hàng đầu thế giới, đồng thời xóa đi mọi khoảng cách tới các khu vực nội đô. Cụ thể, tuyến số 5 sẽ kết nối tới các quận trung tâm Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình; Tuyến số 6 nối liền sân bay Nội Bài tới dự án và đi xuống phía Nam Thủ đô; Tuyến số 7 kết nối từ huyện Mê Linh tới dự án đi xuống Hà Đông và ngoại thành phía Tây Hà Nội. Có 2 nhà chờ được bố trí ngay cạnh Vinhomes Smart City.

{keywords}

Vinhomes Smart City nằm ngay sát “tam giác metro” gồm 3 tuyến số 5 – 6 – 7, cùng 2 nhà ga được bố trí bên cạnh giúp cư dân dễ dàng sử dụng phương tiện giao thông công cộng hiện đại 

Tiến độ các tuyến metro đang được đẩy mạnh, tạo “sức nén lò xo” cho triển vọng tăng giá bất động sản trong tương lai. Một ví dụ có thể dẫn chứng là tác động của đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã vận hành, đã giúp giá nhà, đất, căn hộ tại nhiều khu vực dọc trục tăng khoảng từ 10 - 20%. Còn ở TP.HCM, theo CBRE, giai đoạn 2012 - 2016 giá mở bán các dự án bất động sản tại những khu vực có tuyến Metro đi qua đã tăng từ 150 - 200% so với khu vực khác. Đến nay, những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 15 - 50% so với giá bán ban đầu. Còn ở Nhật Bản, tuyến đường sắt nối Tokyo tới Tsukoba đã làm tăng giá đất từ 1 USD/m2 lên gấp 5.000 lần trước và sau khi có đường sắt chạy qua.

Không chỉ thừa hưởng ưu thế vàng từ vị trí, tiềm năng tăng giá của khu đô thị còn được đảm bảo bởi hệ thống tiện ích All-in-one đẳng cấp như Vinschool, Vincom, Vinmec, Vinbus…cùng chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế. Các tiêu chí này cộng hưởng cùng nhau tạo nên khu đô thị Vinhomes Smart City sở hữu cơ hội đầu tư đáng được quan tâm nhất trên thị trường bất động sản trong năm 2022.

Thế Định