Quá trình khảo sát, UBND TP.HCM xác định dịch vụ đòi nợ thuê đã để lại nhiều hệ luỵ phức tạp, có liên quan nhiều đến an ninh trật tự, an toàn xã hội; dễ bị phần tử xấu lợi dụng để hoạt động kiểu xã hội đen.
Những thủ đoạn kinh hoàng của các dịch vụ đòi nợ thuê
Cho vay lãi 700%/năm rồi dùng robot đòi nợ
Giám đốc đòi nợ thuê phải có bằng đại học: Để làm gì?
Từ những lo lắng trên nên mới đây UBNP TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ đưa loại hình kinh doanh nói trên vào danh mục ngành, nghề cấm.
Tối 25-9, Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) giải cứu thành công ông Q. (Giám đốc một doanh nghiệp vận tải nằm trên đường Bạch Đằng, P2, Q.Tân Bình), sau khi bị một nhóm đòi nợ bắt đưa đi vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày.
Bắt cóc, khủng bố và...
Khởi điểm của vụ việc xuất phát từ ngày 26-11-2017, khi công ty của ông Q. nhận được một lô hàng vận chuyển đi tỉnh, nhưng do tính chất của mặt hàng nên không thể vận chuyển được. Hai bên sau đó xảy ra tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại do không vận chuyển được lô hàng.
Đến ngày 25-9, nhóm người trên kéo đến công ty của ông Q. chửi bới đe dọa, buộc ông phải trả 1,3 tỷ đồng. Không nhận được tiền, nhóm côn đồ khống chế bắt ông Q. đưa đi trước sự van xin của người thân. Nhận được trình báo, Công an Q.Tân Bình đã triển khai lực lượng giải cứ, bắt giữ 4 người liên quan để điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật.
Một công ty đòi nợ thuê đang di chuyển tới điểm hẹn để siết nợ tại Q. Bình Thạnh - Ảnh chụp chiều 2-10. |
Trước đó 2 tháng, tổ hình sự đặc nhiệm thuộc Đội CSHS Công an Q.9 trong lúc tuần tra địa bàn phát hiện 4 thanh niên đi trên 2 xe máy, có biểu hiện khả nghi nên tiếp cận kiểm tra hành chính. Lực lượng Công an phát hiện các đối tượng mang theo một số vật dụng gồm 2 bình sơn màu đỏ và các tờ giấy A4, in dòng chữ “Trần Ngọc M. M. - trả nợ cho bố... ”.
Tại cơ quan công an, N.A.Q. (27 tuổi, quê tỉnh Bình Phước - đối tượng cầm đầu) khai nhận là nhân viên thu hồi nợ tại nhà của một công ty tài chính trực thuộc ngân hàng V. Do nhiều năm qua, bà M. (ngụ quận 9) có vay của công ty 42 triệu đồng nhưng không thanh toán theo thỏa thuận nên Q. chuẩn bị 2 hũ sơn màu đỏ và 15 tờ rơi có nội dung như trên.
Mục đích của Q. là khi đến nhà bà M. sẽ dùng sơn đỏ giả máu tạt vào cửa, ném các tờ rơi để khủng bố tinh thần con nợ và người thân. Q. sau đó rủ thêm 3 người bạn cùng đi “khủng bố” con nợ.
Nhóm tạt sơn khủng bố tinh thần con nợ cùng tang vật bị cảnh sát hình sự Q.Tân Phú kịp thời ngăn chặn. |
Đó chỉ là 2 vụ đòi nợ thuê vi phạm pháp luật bị cảnh sát kịp thời ngăn chặn trong thời gian gần đây. Trên thực tế, vẫn còn hàng loạt vụ việc tương tự khác diễn ra ở đâu đó trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người dân là nạn nhân của các đối tượng đòi nợ thuê theo kiểu côn đồ, lưu manh, do lo sợ bị trả thù đã không dám trình báo cơ quan công an.
Chính điều này đã tạo ra tâm lý xem thường pháp luật cho các băng đòi nợ thuê, và vô hình làm khó lực lượng công an trong công tác quản lý địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm.
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, trong một cuộc họp về công tác điều tra xử lý các băng nhóm hoạt động xã hội đen thông qua hình thức cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê, từng bức xúc: “Việc các băng nhóm đi đòi nợ dùng thủ đoạn tạt sơn, tạt chất bẩn vào nhà người dân làm ảnh hưởng đến tình hình anh ninh trật tự và khiến lực lượng công an phải cực khổ rất nhiều. Những hành vi này lâu nay nếu có phát hiện, bắt giữ được thì cùng lắm chỉ xử phạt hành chính mà mức phạt cũng rất nhẹ, rất khó khởi tổ vì luật đã quy định như vậy”.
Không thể thờ ơ!
Theo thống kê của UBND TP.HCM, đến cuối năm 2017, trên địa bàn thành phố đã có 65 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để hoạt động ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Thế nhưng, chỉ có 44 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục và được cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Con số này đã cho thấy dịch vụ kinh doanh đòi nợ thuê đang ẩn chứa quá nhiều bất ổn, bởi đã có những công ty hoạt động theo kiểu trá hình, lợi dụng sự chấp thuận của pháp luật để tồn tại ngoài luồng.
Chưa kể, theo khảo xác của chính quyền thành phố, để đòi nợ (theo ủy quyền của chủ nợ), các công ty đòi nợ thuê thường sử dụng nhiều chiêu trò mang tính chất xã hội đen như: trấn áp khủng bố tinh thần gây hoang mang cho con nợ. Nhưng những hành vi như thế vẫn chưa cấu thành tội phạm vì chưa xảy ra hậu quả nên rất khó xử lý. Ngoài ra, hoạtđộng đầu tư kinh doanh dịch vụ đòi nợ hiện xuất hiện nhiều biến tướng. Một số vụ việc có đấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Một đối tượng cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê ra tay hành hung con nợ. |
Mặc dù TP.HCM đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo phối hợp giữa các ngành, các cấp nhằm quản lý chặt chẽ loại hình kinh doanh này theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chưa có văn bản quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc công ty đăng ký kinh doanh tại tỉnh, thành phố khác nhưng ủy quyền cho văn phòng đại diện tại TP.HCM để thực hiện việc thu hồi nợ cũng gây khó khăn trong công tác quản lý, vì văn phòng đại diện không quyđịnh phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự nên cơquan công an không quản lý được.
Trước đó, liên quan đến vấn đề này, Báo CATP đã liên tục thực hiện các loạt bài phóng sự điều tra, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an TPHCM, phanh phui hoạt động phạm pháp, côn đồ, gây bất an xã hội của hàng loạt băng nhóm cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê.
Quá trình điều tra, chúng tôi đã trực tiếp chứng kiến những thủ đoạn thâm độc, bất lương của các băng nhóm này. Nhiều nạn nhân phải “sống trong địa ngục” vì bị chúng truy bức. Đây là tiếng chuông cảnh báo, cho thấy chúng ta không thể thờ ơ đối với loại hình dịch vụ này. Phải có một quyết sách mới đủ cứng rắn để quản lý tốt hơn, bảo vệ bình yên cho người dân.
Đến cuối năm 2017, trên địa bàn thành phố đã có 65 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để hoạt động ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ. |
Do vậy, UBND TP.HCM đã có kiến nghị gửi cho Bộ Tài chính, để đơn vị này tham mưu Chính phủ đưa loại hình kinh doanh nói trên vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Trường hợp không đưa loại hình kinh doanh này vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh, UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ ban hành những quy định bắt buộc để siết chặt hoạt động này.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến lại cho rằng không thể cứ “khó quản thì cấm”!Giải đáp khúc mắc này, Phó chủ tịch UBND TP Lê Thanh Liêm phân tích: Thực tế việc đòi nợ là quan hệ dân sự, hoặc hợp đồng kinh tế. Khi có tranh chấp, các bên có thể đi đến thỏa thuận hoặc khởi kiện ra tòa án để giải quyết. “Nhà nước có đủ hệ thống pháp luật, cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật như: tòa án, viện kiểm sát, thi hành án... Đối với các vụ việc đã có quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật thì cơ quan thi hành án, thừa phát lại là nơi có thẩm quyền thi hành.
Do vậy, không nhất thiết phải có thêm những doanh nghiệp thu hồi nợ. Nhất là trong tình hình hiện nay, hoạt động này đang tồn tại nhiều mặt tiêu cực, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, cuộc sống bình yên của người dân thì cần phải có quy định mới, chặt chẽ, khoa học để quản lý tốt hơn” - ông Liêm kiến nghị.
Trong trường hợp không thể cấm, ông Liêm đề nghị Trung ương ban hành các quy định bắt buộc để siết chặt hoạt động như quy định về đồng phục, thông báo danh sách nhân viên được cử đi đòi nợ cho công an phường nơi tiến hành đòi nợ; cấm đòi nợ qua thân nhân và gia đình của người nợ, quy định số lượng nhân viên tối đa mỗi lần đòi nợ... để tránh việc tụ tập băng nhóm, gây mất an ninh trật tự, xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân nhà Nhà nước Chi nhánh TPHCM Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận hành vi thu hồi nợ trái pháp luật, thu hồi nợ theo hình thức xã hội đen. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các công ty tài chính đang hoạt động trên địa bàn TPHCM có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chúng tôi cũng hoan nghênh những thông tin tố giác của các cá nhân đã từng rơi vào tình trạng nêu trên. Nếu có đơn thư tố giác, chúng tôi sẽ có hướng kết hợp với cơ quan chức năng, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường, những công ty đòi nợ hay có mối liên quan đến hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi cao, cầm đồ… Để hoạt động tín dụng đen, đòi nợ thuê không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhất là với tầng lớp lao động, UBND Q.Tân Phú thời gian qua đã có những chỉ đạo sát sao đối với công an quận, tiến hành ra quân truy quét, triệt phá những đường dây tín dụng đen manh nha trên địa bàn quận. Riêng với những công ty đòi nợ thuê vi phạm pháp luật, dung dưỡng đối tượng côn đồ, chúng tôi cũng quyết liệt kiểm tra, xử lý nghiêm. Về kiến nghị mới đây của UBND TP đối với loại hình dịch vụ đòi nợ thuê, cá nhân tôi rất ủng hộ, bởi đó sẽ là tiếng chuông để góp phần hình thành nên một quyết sách cứng rắn với dịch vụ phức tạp này trong nay mai. Hiện nay trên địa bàn Q.Tân Phú, công tác quản lý số đối tượng chuyên sinh sống bằng nghề cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê được chúng tôi thực hiện rất sát sao. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban giám đốc Công an TPHCM và Quận uỷ, UBND Q.Tân Phú, từ đầu năm 2018, công an quận với lực lượng chủ công là Đội CSHS đã liên tục ra quân, xoá sổ nhiều đường dây tín dụng đen, quản lý chặt những đối tượng hành nghề đòi nợ thuê trên địa bàn. Các công ty đòi nợ thay vị sử dụng các biện pháp phù hợp quy định pháp luật, lại đòi nợ theo kiểu khủng bố, khống chế tinh thần người nợ, làm phát sinh nhiều hệ luỵ, tiêu cực. Do những quy định chưa chặt chẽ của pháp luật nên cơ quan chức năng không có đủ cơ sở để xử lý triệt để. Do vậy, kiến nghị của UBND TPHCM theo tôi là xác đáng và hợp lý! Về mặt tích cực, loại hình dịch vụ này đã ít nhiều đáp ứng cho một nhu cầu thiết thực trong xã hội. Thế nhưng nhiều lỗ hỗng đã phát sinh trong quá trình dịch vụ này đi vào cuộc sống. Nhiều công ty thu hồi nợ sử dụng chiêu trò chỉ cấp giấy giấy giới thiệu cho một người, nhóm còn lại là kẻ lạ mặt, trực tiếp đe dọa hoặc sử dụng vũ lực với “con nợ ” và người thân của họ. Trong trường hợp này, nếu có truy cứu thì công ty thu hồi nợ sẽ… vô can. Đó là chưa kể đến thực trạng hoạt động cho vay nặng lãi núp dưới vỏ bọc công ty thu hồi nợ để bóc lột, truy bức con nợ. Như vậy, vô hình chung, dịch vụ thu hồi nợ đã trở thành công cụ để những đối tượng côn đồ lách luật, từ đó thực hiện hành vi phạm tội. Lực lượng công an có muốn xử lý cũng vô cùng trần ai, vì ranh giới giữa dân sự và hình sự quá mong manh. Theo tôi, kiến nghị cấm hẳn hoặc nếu không được thì có phương án quản lý chặt hơn đối với loại hình dịch vụ này của UBND TPHCM là rất hợp lý, đúng với tình hình hiện nay. Trong Phiên họp thường kỳ tháng 9-2018, Chính phủ đã thống nhất yêu cầu Bộ Công an triển khai các biện pháp ngăn chặn sự biến tướng của các hoạt động đòi nợ thuê, siết nợ, cho vay nặng lãi, cầm đồ lãi suất cao… Trước đó, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Bộ Tài Chính, kiến nghị nội dung có liên quan đến việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. UBND TPHCM cho rằng, hoạt động kinh doanh đòi nợ thuê hiện nay có nhiều biến tướng và một số vụ có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Trước và sau văn bản nêu trên, Báo Công an TP.HCM đã có nhiều loạt bài điều tra bóc trần các hoạt động phi pháp theo hình thức cho vay nặng lãi, cầm đồ lãi suất cao, đòi nợ thuê… gây bất ổn an ninh trật tự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống bình yên của người dân ở TP và các tỉnh lân cận. Mới nhất là loạt bài “Nỗi Kinh hoàng từ các dịch vụ đòi nợ thuê”, được bạn đọc, dư luận xã hội đánh giá rất cao. Loạt bài đã vạch trần các thủ đoạn tàn độc, bất lương của các công ty, băng nhóm đòi nợ thuê. Từ đó, đưa ra cảnh báo cho xã hội, gửi gắm được tiếng nói, kiến nghị của người dân, chuyên gia và cơ quan quản quản lý về thực trạng nhức nhối này. |
(Theo Công an TP.HCM)
Vay 30 triệu, bán cả đất không đủ trả cho tín dụng đen
Lãi suất cắt cổ lên đến cả 100%/năm đã biến nhiều công nhân trở thành con nợ không lối thoát của các tổ chức tín dụng đen.
Tín dụng ngân hàng kích thích phân khúc ôtô tầm trung
So với cùng kỳ năm 2017 số lượng xe ô tô ở phân khúc hạng C được bán ra đã tăng mạnh trong năm nay, phần nào đó nhờ vào sự hỗ trợ từ các gói cho vay trả góp của các ngân hàng.
Xâm nhập thế giới tín dụng đen đất cảng: Cần tiền, a lô là có!
Những cửa tiệm “hỗ trợ tài chính” nhan nhản luôn sẵn sàng cho vay mà chẳng cần thế chấp gì.
Vinalines đang là 'con nợ' của những tổ chức tín dụng nào?
Sau hơn 6 năm tái cơ cấu, Vinalines vẫn gánh hơn 11.219 tỷ đồng nợ gốc, trong đó 4.374 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 6.845 tỷ đồng nợ vay trung, dài hạn tại các tổ chức tín dụng.