Ngành ngoại giao sẽ phối hợp với các bộ, ngành tăng cường các biện pháp bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông - Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói.
- Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng nhận định như thế nào về thời cơ và thách thức đang đặt ra đối với Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Có thể nói, năm 2011 là năm diễn ra nhiều biến động và thay đổi trên thế giới. Ngay từ đầu năm, những bất ổn chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi, thảm họa động đất - sóng thần - hạt nhân tại Nhật Bản, tiếp đó là những xung đột cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên ở một số khu vực đã làm bức tranh chính trị - an ninh thế giới trở nên bất trắc, khó lường.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Mỹ càng làm kinh tế thế giới vốn đang phục hồi chậm chạp lại càng thêm khó khăn. Những biến động kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội của thế giới đã và đang tác động sâu sắc đến Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn. Các thách thức đối với chủ quyền, biển đảo, an ninh quốc gia diễn biến phức tạp. Thị trường bên ngoài bị thu hẹp, dòng vốn đầu tư khan hiếm, tác động trực tiếp đến việc thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận định rõ: Hòa bình, ổn định, hợp tác tiếp tục là nguyện vọng chung của các nước và là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Các nước đang nhìn về châu Á - Thái Bình Dương như một khu vực phát triển năng động, trở thành động lực phục hồi kinh tế toàn cầu, trong đó ASEAN nổi lên với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. Về chủ quan, chúng ta có thuận lợi rất cơ bản là công cuộc Đổi mới được tiến hành từ 25 năm qua đã đem lại cho đất nước thế và lực mới.
Những diễn biến và khó khăn của thế giới năm 2011 sẽ còn tiếp tục trong năm 2012 và sẽ tác động rất nhiều đến việc triển khai công tác đối ngoại sắp tới, đòi hỏi ngành ngoại giao phải tỉnh táo và khéo léo tận dụng tối đa các cơ hội nhằm tích cực xử lý và hóa giải các thách thức mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
- Trong năm qua, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tác động không thuận đến sự phát triển kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng ?
Năm vừa qua, ngoại giao kinh tế đã được đẩy mạnh cùng với các ngành kinh tế đối ngoại nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn kinh tế của đất nước, tranh thủ những nguồn lực bên ngoài quan trọng cho phát triển, đồng thời bước đầu triển khai những định hướng phát triển của đất nước giai đoạn mới theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương III là tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Kết quả là, tuy các nước đối tác của Việt Nam đều gặp khó khăn nhưng Hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn cam kết viện trợ cho ta 7,38 tỷ USD, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt 14,7 tỷ USD, huy động kiều hối đạt trên 9 tỷ USD, đặc biệt là xuất khẩu trong năm 2011 đạt 96,25 tỷ USD, tăng 33% so với năm ngoái. Công tác thông tin, dự báo và tham mưu về tình hình kinh tế thế giới và khu vực cũng được đẩy mạnh, phục vụ lãnh đạo cấp cao trong công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, những thành tựu ổn định chính trị - xã hội cũng như điều hành kinh tế vĩ mô của nước ta cũng góp phần tạo niềm tin cho các nước, các đối tác và các nhà đầu tư.
Chúng ta tiếp tục đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); đàm phán trong khuôn khổ vòng Doha, ký kết FTA với Chile, thúc đẩy khả năng mở đàm phán FTA với EU và với liên minh thuế quan gồm 3 nước Nga, Belarus và Uzbekistan. Đây là những bước đi rất quan trọng nhằm tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hội nhập quốc tế sang các lĩnh vực khác.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Hoạt động ngoại giao trong năm qua cũng đã góp phần đắc lực cho việc bảo vệ biên giới lãnh thổ, độc lập chủ quyền quốc gia. Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?
Chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, kiên trì giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC), ủng hộ mọi nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm qua có nhiều biến động, ngành ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan bình tĩnh nhận diện những trở ngại và từ đó đề ra những biện pháp kịp thời, kiên quyết, đồng bộ và hài hòa, góp phần hóa giải thách thức, tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi vẫn duy trì và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực và môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tăng cường các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta tại Biển Đông; chủ động triển khai chủ trương cùng các nước liên quan thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 2002 (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); tích cực việc thực hiện các thỏa thuận với các nước láng giềng, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký hồi tháng 10/2011 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; tăng cường đối thoại với các nước về các vấn đề trên biển.
Mặt khác, ta cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin biển đảo đến đông đảo nhân dân trong và ngoài nước cũng như tới cộng đồng quốc tế tạo sự đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chính nghĩa của ta trong vấn đề Biển Đông.
Giữ vững hòa bình
- Trong năm 2012, các hoạt động ngoại giao sẽ tập trung vào những trọng tâm nào, thưa Thứ trưởng?
Hội nghị Ngoại giao 27 cuối năm 2011 vừa qua đã nhận định, trong năm 2012 cũng như những năm tiếp theo, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, tác động sâu sắc, đa chiều đến an ninh và phát triển của Việt Nam, trong đó có cả những cơ hội và thách thức đối với đất nước.
Trong bối cảnh như vậy, hoạt động đối ngoại của chúng ta trong năm tới sẽ phải tập trung vào những nhiệm vụ lớn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra tại Đại hội Đảng XI cũng như những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội tại Hội nghị Ngoại giao 27 vừa qua. Trước hết là cụ thể hóa việc triển khai những định hướng chiến lược lớn về đối ngoại, nhất là chủ trương chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội XI. Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình thế giới, các khu vực, các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh tác động đến môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam để có những đề xuất chủ trương thích hợp.
Hai là, tiếp tục đưa quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững; tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hợp tác nhiều mặt vì lợi ích chung với các nước. Tiếp tục phát huy vị thế, vai trò tại các diễn đàn đa phương; tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại ASEAN, APEC, ASEM, Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan.
Ba là, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích đất nước, đẩy mạnh việc hướng tới xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế với trọng tâm huy động các nguồn lực bền ngoài phục vụ cho phát triển đất nước, góp phần phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Năm là, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân và thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Sáu là, triển khai mạnh mẽ ngoại giao toàn diện với sự tham gia tích cực của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, và sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại, quốc phòng, an ninh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội XI của Đảng.
Theo TTXVN (Tiêu đề và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt)
- Thưa Thứ trưởng, Thứ trưởng nhận định như thế nào về thời cơ và thách thức đang đặt ra đối với Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
Có thể nói, năm 2011 là năm diễn ra nhiều biến động và thay đổi trên thế giới. Ngay từ đầu năm, những bất ổn chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi, thảm họa động đất - sóng thần - hạt nhân tại Nhật Bản, tiếp đó là những xung đột cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên ở một số khu vực đã làm bức tranh chính trị - an ninh thế giới trở nên bất trắc, khó lường.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu và Mỹ càng làm kinh tế thế giới vốn đang phục hồi chậm chạp lại càng thêm khó khăn. Những biến động kinh tế, an ninh, chính trị, xã hội của thế giới đã và đang tác động sâu sắc đến Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng hơn. Các thách thức đối với chủ quyền, biển đảo, an ninh quốc gia diễn biến phức tạp. Thị trường bên ngoài bị thu hẹp, dòng vốn đầu tư khan hiếm, tác động trực tiếp đến việc thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận định rõ: Hòa bình, ổn định, hợp tác tiếp tục là nguyện vọng chung của các nước và là xu thế nổi trội trong quan hệ quốc tế. Các nước đang nhìn về châu Á - Thái Bình Dương như một khu vực phát triển năng động, trở thành động lực phục hồi kinh tế toàn cầu, trong đó ASEAN nổi lên với vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình. Về chủ quan, chúng ta có thuận lợi rất cơ bản là công cuộc Đổi mới được tiến hành từ 25 năm qua đã đem lại cho đất nước thế và lực mới.
Những diễn biến và khó khăn của thế giới năm 2011 sẽ còn tiếp tục trong năm 2012 và sẽ tác động rất nhiều đến việc triển khai công tác đối ngoại sắp tới, đòi hỏi ngành ngoại giao phải tỉnh táo và khéo léo tận dụng tối đa các cơ hội nhằm tích cực xử lý và hóa giải các thách thức mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.
- Trong năm qua, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tác động không thuận đến sự phát triển kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam, công tác ngoại giao phục vụ kinh tế đã được triển khai thực hiện như thế nào, thưa Thứ trưởng ?
Năm vừa qua, ngoại giao kinh tế đã được đẩy mạnh cùng với các ngành kinh tế đối ngoại nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn kinh tế của đất nước, tranh thủ những nguồn lực bên ngoài quan trọng cho phát triển, đồng thời bước đầu triển khai những định hướng phát triển của đất nước giai đoạn mới theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương III là tái cơ cấu nền kinh tế đi đôi với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Kết quả là, tuy các nước đối tác của Việt Nam đều gặp khó khăn nhưng Hội nghị tư vấn giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn cam kết viện trợ cho ta 7,38 tỷ USD, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt 14,7 tỷ USD, huy động kiều hối đạt trên 9 tỷ USD, đặc biệt là xuất khẩu trong năm 2011 đạt 96,25 tỷ USD, tăng 33% so với năm ngoái. Công tác thông tin, dự báo và tham mưu về tình hình kinh tế thế giới và khu vực cũng được đẩy mạnh, phục vụ lãnh đạo cấp cao trong công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, những thành tựu ổn định chính trị - xã hội cũng như điều hành kinh tế vĩ mô của nước ta cũng góp phần tạo niềm tin cho các nước, các đối tác và các nhà đầu tư.
Chúng ta tiếp tục đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); đàm phán trong khuôn khổ vòng Doha, ký kết FTA với Chile, thúc đẩy khả năng mở đàm phán FTA với EU và với liên minh thuế quan gồm 3 nước Nga, Belarus và Uzbekistan. Đây là những bước đi rất quan trọng nhằm tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hội nhập quốc tế sang các lĩnh vực khác.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Hoạt động ngoại giao trong năm qua cũng đã góp phần đắc lực cho việc bảo vệ biên giới lãnh thổ, độc lập chủ quyền quốc gia. Xin Thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?
Chủ trương nhất quán của Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, kiên trì giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông 2002 (DOC), ủng hộ mọi nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm qua có nhiều biến động, ngành ngoại giao đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan bình tĩnh nhận diện những trở ngại và từ đó đề ra những biện pháp kịp thời, kiên quyết, đồng bộ và hài hòa, góp phần hóa giải thách thức, tích cực bảo vệ chủ quyền biển đảo trong khi vẫn duy trì và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở khu vực và môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, ngành ngoại giao sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tăng cường các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta tại Biển Đông; chủ động triển khai chủ trương cùng các nước liên quan thúc đẩy thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 2002 (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC); tích cực việc thực hiện các thỏa thuận với các nước láng giềng, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” ký hồi tháng 10/2011 trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; tăng cường đối thoại với các nước về các vấn đề trên biển.
Mặt khác, ta cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin biển đảo đến đông đảo nhân dân trong và ngoài nước cũng như tới cộng đồng quốc tế tạo sự đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chính nghĩa của ta trong vấn đề Biển Đông.
Giữ vững hòa bình
- Trong năm 2012, các hoạt động ngoại giao sẽ tập trung vào những trọng tâm nào, thưa Thứ trưởng?
Hội nghị Ngoại giao 27 cuối năm 2011 vừa qua đã nhận định, trong năm 2012 cũng như những năm tiếp theo, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn có những chuyển biến nhanh chóng, phức tạp, tác động sâu sắc, đa chiều đến an ninh và phát triển của Việt Nam, trong đó có cả những cơ hội và thách thức đối với đất nước.
Trong bối cảnh như vậy, hoạt động đối ngoại của chúng ta trong năm tới sẽ phải tập trung vào những nhiệm vụ lớn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra tại Đại hội Đảng XI cũng như những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội tại Hội nghị Ngoại giao 27 vừa qua. Trước hết là cụ thể hóa việc triển khai những định hướng chiến lược lớn về đối ngoại, nhất là chủ trương chủ động tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội XI. Tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình thế giới, các khu vực, các vấn đề kinh tế, chính trị, an ninh tác động đến môi trường an ninh và phát triển của Việt Nam để có những đề xuất chủ trương thích hợp.
Hai là, tiếp tục đưa quan hệ giữa nước ta với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn và các nước bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững; tăng cường hơn nữa sự tin cậy, hợp tác nhiều mặt vì lợi ích chung với các nước. Tiếp tục phát huy vị thế, vai trò tại các diễn đàn đa phương; tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại ASEAN, APEC, ASEM, Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan.
Ba là, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích đất nước, đẩy mạnh việc hướng tới xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế với trọng tâm huy động các nguồn lực bền ngoài phục vụ cho phát triển đất nước, góp phần phục vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Năm là, đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân và thông tin tuyên truyền đối ngoại.
Sáu là, triển khai mạnh mẽ ngoại giao toàn diện với sự tham gia tích cực của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, và sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại, quốc phòng, an ninh nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội XI của Đảng.
Theo TTXVN (Tiêu đề và tiêu đề phụ do VietNamNet đặt)