Báo Sydney Morning Herald (SMH) cho rằng, việc TQ có thể chuyển vũ khí ra các đảo nhân tạo mà họ mới xây dựng ở Biển Đông càng làm gia tăng nguy cơ đụng độ với Mỹ và các đối tác an ninh trong khu vực trong đó có Australia. 

TQ đổi chiến lược quốc phòng mở rộng ra biển >> Hình ảnh công trường phi pháp của TQ ở Biển Đông

Các quan chức Australia cũng lo ngại rằng, TQ có thể thiết lập hệ thống radar tầm xa, súng phòng không và triển khai các chuyến bay giám sát thường xuyên nhằm khuếch trương sức mạnh quân sự ở một khu vực hàng hải bao gồm những lộ trình thương mại nhộn nhịp nhất của Australia. 

{keywords}
TQ được cho là đã xây dựng đường băng trên Đá Chữ Thập. Ảnh: Reuters
Nhiều nhà phân tích đã đề cập tới việc chính những lo ngại trên sẽ dẫn tới các cuộc bàn thảo trong giới hoạch định quân sự cấp cao tại Australia, thúc đẩy hải quân, không quân nước này thực thi các sứ mệnh để đảm bảo “tự do hàng hải” và khẳng định rõ lập trường rằng Canberra không chấp nhận yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Các chọn lựa đưa ra bao gồm việc đi lại bằng đường biển, đường không và diễn tập với nhiều đối tác trong khu vực có thể được quyết định sau cuộc gặp giữa nhiều quan chức quân sự với Thủ tướng Australia Tony Abbott tới đây. 

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dennis Richardson đã nói tại diễn thường niên ở nghị viện tiểu bang New South Wales rằng, TQ tiến hành cải tạo đảo quy mô “chưa từng có” ở Biển Đông đã đặt ra nhiều câu hỏi về “ý đồ” và những rủi ro “hiểu nhầm”. 

"Liệu có ý đồ của việc cải tạo đảo - dường như không phải du lịch?”, ông Richardson nói. Quy mô và sự hiện đại hóa của quân đội TQ, khiến cho việc cải tạo đảo của nước này vì mục tiêu quân sự sẽ là lo ngại đặc biệt, ông nhấn mạnh.

Một số quan chức quân sự Australia dự đoán rằng, Canberra sẽ chọn lựa cách tập trận quân sự với Mỹ, và một số đối tác trong khu vực như Nhật, Malaysia và Singapore. Họ cũng có thể triển khai tàu hải quân hoặc máy bay tới khu vực. 

Bộ trưởng Richardson cũng phê phán sự mơ hồ trong yêu sách chủ quyền của TQ khi yêu sách này bao trùm hầu hết Biển Đông.

Trước đó, trả lời phỏng vấn của báo chí Nhật, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã chỉ trích hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép của TQ ở Biển Đông. Ông cho biết, quan điểm của EU là tất cả các bên liên quan phải tránh dùng đe dọa và vũ lực. Đây cũng là quan điểm mà nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 nhất trí vào năm 2014.

Thái An (theo SMH)