Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ GD-ĐT từ nay đến hết năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh đại học sẽ cơ bản giữ ổn định như năm học 2021-2022.
Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục rà soát, điều chỉnh các phương thức tuyến sinh để bảo đảm tính công bằng giữa các phương thức xét tuyển, công bằng cho các thí sinh.
Bộ GD-ĐT sẽ hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học chuẩn bị các phương thức tuyển sinh từ năm học 2025-2026 trở đi phù hợp với các hình thức đánh giá, thi tốt nghiệp THPT, trong đó kết quả đánh giá ở phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp THPT là căn cứ quan trọng để xét tuyển đại học.
Liên quan việc đổi mới kiểm tra đánh giá, Bộ GD-ĐT cho hay, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, việc kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới nhằm đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục.
Đối với THCS và THPT, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021 /TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT, quy định một số điếm mới cần nhấn mạnh như: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng nhiều hình thức trong quá trình dạy học, chú trọng đánh giá quá trình vì sự tiến bộ của học sinh, không giới hạn số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên mà chỉ quy định số đầu điểm được ghi nhận; kiểm tra, đánh giá định kì bằng nhiều hình thức, yêu cầu về ma trận, đặc tả của đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình, số lần kiếm tra, đánh giá định kì giảm mạnh (chỉ còn 4 lần kiểm tra, đánh giá định kì/năm học); không cộng điểm trung bình môn của các môn học trong chương trình (không có hệ số môn học; không có môn chính, môn phụ; không lấy kết quả môn nọ đế bù cho môn kia).