- Lúc 17h chiều nay (29/11), bão số 4 đã đi vào vùng biển Bình Định – Phú Yên. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm xuống còn cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. 

Tại Bình Định, theo ghi nhận của PV VietNamNet, bắt đầu từ 18 giờ, tại các huyện Phù Cát, Tuy Phước, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn trời bắt đầu mưa to; gió thổi mạnh với cường độ cấp 6, cấp 7.

Trong chiều 29/11, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã đi kiểm tra công tác chủ động ứng phó với bão số 4 tại huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, công trình đầu mối hồ chứa nước Định Bình và công trình đập dâng Văn Phong, xã Bình Tường (huyện Tây Sơn).

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hồi 18h, tâm bão ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông; trên vùng biển Bình Định - Phú Yên; cường độ bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong 6 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km.

{keywords}

CSGT đường thủy hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền tránh trú bão số 4. Đến 18h, hầu hết các tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo và vào nơi trú bão an toàn. (Ảnh: Huyền Trang)

Lúc 10h sáng nay (29/11), bão còn cách bờ biển các tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa 210km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 9, giật cấp 10, 11.

Lúc 17h, bão đã đi vào vùng biển Bình Định - Phú Yên. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão giảm một cấp còn cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Dự báo trong khoảng 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào đất liền Nam Bình Định – Bắc Khánh Hòa sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng thấp.

Đến 4h ngày 30/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp nằm trên đất liền các tỉnh Gia Lai – Đắc Lắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).

{keywords}
Tối nay, bão số 4 sẽ đổ bộ vào vùng biển các tỉnh Bình Định - Khánh Hòa

Do ảnh hưởng của bão vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9 - 10. Sóng biển cao từ 2 - 4m. Biển động rất mạnh (cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3).

Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9 - 10 (cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3).

Ở sâu trong đất liền các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lăk có gió giật mạnh cấp 6 - 7.  Từ 1/12, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Theo đánh giá, bão số 4 là cơn bão di chuyển nhanh với vận tốc trung bình 25-30km/giờ, nhanh gấp đôi tàu cá.

Để đối phó với bão số 4, Bộ trưởng NN&PTNT - Trưởng ban chỉ đạo PCLB TƯ Cao Đức Phát đề nghị các địa phương không được lơ là, chủ quan, sẵn sàng mọi phương tiện, lực lượng để chống bão.

Về mặt lực lượng, UBQG TKCN cho biết đã có văn bản chỉ đạo các Quân khu từ Đà Nẵng đến Cà Mau chuẩn bị 55.000 lực lượng cán bộ chiến sĩ và 1.176 phương tiện sẵn sàng ứng phó khi bão vào.

Theo dự báo, khoảng ngày 7/12 sẽ có một cơn bão mạnh (có thể là siêu bão) áp sát phía đông Philippines và nhiều khả năng di chuyển vào biển Đông.

Trường hợp xuất hiện 2 cơn bão liên tiếp sẽ khiến các hồ chứa bị quá tải.

Bình Định: Đổ bao cát, chằng chống nhà cửa ứng phó bão số 4

Sáng nay (29/11), Bộ trưởng NN-PTNT, Trưởng ban chỉ đạo PCLB TƯ Cao Đức Phát đã đến Bình Định kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4.

Tại đây, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định và các ngành chức năng, chính quyền các địa phương cần theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của bão số 4 để triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời.

{keywords}

Bà con thôn Lý Hưng, xã Nhơn Lý di chuyển thuyền thúng, ngư lưới cụ lên khu vực cao ráo để tránh bão.

{keywords}

Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4 tại Bình Định (ảnh chụp sáng 29/11, tại cảng cá Quy Nhơn).

Đồng thời, yêu cầu ngành nông nghiệp tỉnh nên vận động nông dân tạm ngừng việc gieo sạ lúa Đông Xuân để đề phòng mưa lũ lớn làm trôi dạt mất giống. Thực hiện lệnh cấm biển đối với các tàu cá tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; chờ đến khi bão tan mới được phép ra khơi trở lại.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương triển khai vụ Đông Xuân. Diện tích đã gieo sạ toàn tỉnh khoảng 4.000 ha ở các huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn. Nông dân các địa phương đang chuẩn bị ngâm ủ giống để gieo sạ tiếp 14.000 ha trong vài ngày tới. Nếu bão số 4 đổ bộ vào Bình Định sẽ làm trôi dạt lúa mới gieo sạ, hư hỏng lượng giống mới ngâm ủ…

{keywords}

Di chuyển thuyền thúng vào bờ, cất giữ an toàn để tránh bão.

Riêng về công tác kêu gọi tàu thuyền, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, số lượng tàu cá của ngư dân Bình Định di chuyển đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đã thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Cũng trong sáng 29/11, nhằm chủ động phòng tránh cơn bão số 4, các địa phương tại 2 xã đảo Nhơn Châu và xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) đã triển khai tích cực các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão số 4 gây ra.

Tại xã đảo Nhơn Châu, không khí tổ chức phòng tránh bão diễn ra khẩn trương. Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân, các ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người dân địa phương chằng chống nhà cửa, sắp xếp neo đậu tàu thuyền, kéo ghe thúng lên bờ an toàn.

{keywords}

Người dân xã đảo Nhơn Lý xúc cát vào bao tải để chằng chống nhà cửa.

Theo ông Đặng Văn Khánh - Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), đã dự trữ 10 tấn gạo cùng mì gói và nước; số lương thực này có thể phục vụ cho người dân sử dụng trong 1 tháng.

Tại các xã Nhơn Lý, trong sáng 29/11, UBND xã Nhơn Lý đã tổ chức cấp phát 2.000 vỏ bao cát cho bà con dùng chằng chống nhà cửa.

Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Cao Đức Phát tiếp tục đến Phú Yên để kiểm tra và chỉ đạo các biện pháp ứng phó với bão số 4.

Cả ngày hôm nay (29/11), trên các phương tiện truyền thông, hệ thống loa tại các địa phương ở Khánh Hòa không ngừng kêu gọi người dân khẩn trương chuẩn bị đón cơn bão số 4 sẽ đổ bộ vào đất liền.

Theo công điện số 1, BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các ban ngành liên quan tổ chức tốt phương an phòng chống bão. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh thực hiện lệnh cấm biển từ 7h ngày 29/11 cho đến khi hết bão. Riêng hoạt động của cáp treo Vinpearland, tùy vào tình hình diễn biến của bão, đơn vị chủ quản chủ động tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh cho ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

{keywords}

{keywords}

Đã có lệnh cấm biển nên những người dân và du khách ở Nha Trang chỉ đi dạo và chơi trên bãi cát.

Cũng theo dự báo khí tượng thủy văn, từ chiều tối nay thời tiết Khánh Hòa sẽ có mưa to, có nơi rất to.

Mặc dù đã có thông báo nhưng tại thành phố Nha Trang, sinh hoạt vẫn bình thường. Người dân dường như không quan tâm đến và tỏ ra bình thản trước những thông tin báo bão.

Tại bãi biển Nha Trang, biển cấm xuống biển đã được cắm và không một người nào xuống tắm. Đa số du khách là người Nga - chỉ dạo quanh bờ bên cạnh những đợt sóng rất to ập vào bờ.

Phú Yên: Ứng cứu kịp thời 2 tàu cá bị nạn

Chiều 29/11, tàu Cảnh sát biển vùng 3 đã lai dắt tàu cá PY96182TS bị nạn về đến vịnh Vân Phong (Khánh Hòa).

Trước đó, trưa 28/11, Bộ chỉ huy (BCH) Bộ đội biên phòng Phú Yên nhận được tin báo tàu cá PY96182TS do ông Lê Vũ Sơn ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng, với 6 lao động, trên đường về bến, đến tọa độ 13015’N – 111007’E thì bị hỏng hộp số, không khắc phục được nên đề nghị cứu nạn.

Sáng 29/11, Đồn Biên phòng An Hải (huyện Tuy An, Phú Yên) cũng đã ứng cứu và đưa 2 cha con trên tàu cá trôi dạt trên biền lên bờ an toàn.

Trước đó, tối 28/11, tàu cá QNg167TS do ông Nguyễn Minh (Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng cùng con trai đang trên đường chạy vào bến Phú Lạc, xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa, Phú Yên) thì bị gãy trục láp nên tàu cá trôi tự do.

Mạnh Hoài Nam

Huyền Trang - T.Hạnh - Chánh Nghĩa