- Lây nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam đang tăng nhanh chóng mặt, nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới.
TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, số trường hợp nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam (MSM) ngày càng tăng.
Kết quả giám sát trọng điểm cho thấy, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng nhanh từ 7,5% (năm 2016) lên 12,2% (năm 2017), nghiên cứu riêng tại Hà Nội còn cao hơn nhiều. Hiện cả nước có khoảng 173.000 MSM.
Độ tuổi nhiễm HIV đồng giới nam chủ yếu ở nhóm dưới 30 tuổi, đặc biệt ở nhóm 20 tuổi rất lớn. Không chỉ nhiễm mà số tử vong cũng rất lớn. Các chuyên gia lo ngại có thể bùng lên một đợt dịch HIV mới ở nhóm đối tượng này.
Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam tại Việt Nam đang gia tăng báo động |
Theo TS Cảnh, nguyên nhân chính do MSM qua hệ tình dục không an toàn theo nhóm, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma tuý và có một phần do bị kỳ thị.
“Đây là nhóm yếu thế trong xã hội, bị kỳ thị dẫn đến khó khăn trong việc làm, từ đó suy sụp tinh thần, sử dụng ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn... rồi không thể thoát khỏi vòng xoáy đó”, TS Cảnh chia sẻ.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử cũng tác động nhiều đến khả năng tiếp cận và chọn lựa sử dụng dịch vụ y tế của các nhóm MSM. Phần đông MSM cảm thấy ái ngại và sợ khi phải đến các cơ sở y tế trong khi nhu cầu được chăm sóc y tế của nhóm này lại khá cao.
Sở dĩ quan hệ đồng giới nam dễ nhiễm HIV hơn nữ do quan hệ tình dục qua đường hậu môn không sử dụng chất bôi trơn và bao cao su sẽ dễ gây trầy, xước niêm mạc hậu môn vì đây là vùng da rất mỏng, nhiều mao mạch, từ đó virus HIV dễ dàng xâm nhập từ người bệnh sang người lành.
Ngoài ra, virus HIV có nhiều trong tinh dịch nên khi người đồng tính nam cọ xát “cậu nhỏ” với nhau cũng khiến bệnh lây truyền.
Quan hệ bằng miệng (oral sex) được cho là ít nguy cơ lây nhiễm HIV nhất nhưng không phải hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp người đồng tính quan hệ tình dục mà có những vết lở loét ở miệng, chảy máu chân răng hoặc vết xước, vết thương hở ở hậu môn thì virus HIV vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể đối phương.
Do đó, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nhóm MSM khi quan hệ tình dục cần có biện pháp dự phòng, đều đặn xét nghiệm máu định kỳ 3–6 tháng/lần. Trong trường hợp phát hiện dương tính HIV cần điều trị thuốc ARV càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ cho bạn tình và người thân.
TS Cảnh nhấn mạnh, hiện thế giới đã coi HIV là một bệnh mãn tính, nếu có HIV điều trị ngay, tuân thủ đúng phác đồ có thể sống khoẻ mạnh kéo dài như người bình thường.
Tính đến 2018, cả nước có 208.000 người có HIV còn sống, tuy nhiên mới có 130.000 người điều trị bằng thuốc ARV (62%). 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam phát hiện 3.500 bệnh nhân HIV mới, trong đó 1.824 người chuyển giai đoạn AIDS, 814 ca tử vong. |
Thúy Hạnh
1 lần trót dại quan hệ với bạn tình nhiễm HIV có lây bệnh?
Quan hệ tình dục không an toàn là 1 trong 3 nguyên nhân lây nhiễm HIV, nhưng tỉ lệ lây nhiễm là bao nhiêu?
Bé sơ sinh nhiễm HIV từ chính cha đẻ theo con đường không ai ngờ
Trường hợp hiếm hoi trên thế giới: một bé trai sơ sinh đột nhiên bị nhiễm HIV trong khi người mẹ âm tính với loại virus này.
Y sĩ bị nghi lây nhiễm HIV cho cả xã: "Tôi bất lực vì không thể minh oan"
Sau nhiều tuần chịu áp lực của dư luận, y sĩ T. lần đầu lên tiếng, chia sẻ nhiều tâm tư, trăn trở quanh sự việc 42 người tại xã Kim Thượng nhiễm HIV.
Bé 18 tháng ở Phú Thọ nhiễm HIV: Chuyên gia bất ngờ về đường lây
Em bé từng tiếp xúc với 2 người nhiễm HIV giai đoạn cuối mà chính họ cũng không hề biết mình mắc bệnh.
Người nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam là ai?
Người đầu tiên được phát hiện nhiễm HIV tại Việt Nam vào năm 1990 là một phụ nữ, hiện đang sống tại TP.HCM.
Cả xã náo loạn vì nhiễm HIV ở Phú Thọ: Chuyên gia chỉ ra nhiều điểm bất thường
Số người nhiễm HIV tại xã Kim Thượng chưa phải cao nhất nhưng về mặt dịch tễ có nhiều điểm bất thường.