- Trong phần bào chữa cho thân chủ, luật sư của ông Đinh La Thăng có nhắc đến "người thoát tội".
Phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm sáng nay tiếp tục với phần tranh luận.
Theo bản án sơ thẩm, ông Vũ Huy Quang (nguyên TGĐ PVPower) và một số người khác có liên quan đến việc ký hợp đồng số 33, nhưng sau khi ký xong hợp đồng, chủ đầu tư dự án NMNĐ Thái Bình 2 được chuyển đổi từ PVPower sang PVN, ông Quang và những cá nhân này không liên quan đến việc PVN căn cứ hợp đồng số 33 để tạm ứng tiền cho PVC sử dụng sai quy định.
Xét tính chất, mức độ hành vi của ông Quang và những cá nhân này, CQĐT có văn bản đề nghị PVN xem xét xử lý kỷ luật nghiêm khắc là phù hợp.
Liên quan đến cáo buộc ông Thăng chỉ đạo việc ký hợp đồng 33, luật sư Phan Trung Hoài (người bào chữa cho ông Thăng) cho rằng, bản chất hợp đồng này là để thực hiện dự án chứ không phải để tạm ứng tiền cho PVC. Bản án sơ thẩm đặt ra vấn đề - các cơ sở pháp lý trong ký hợp đồng 33 không đủ điều kiện là có thật. Và trách nhiệm này thuộc về ai? Bây giờ họ đang trình bày theo hướng đẩy trách nhiệm cho cấp trên là ông Thăng.
Phiên tòa xét xử phúc thẩm ông Đinh La Thăng và đồng phạm |
Cùng bào chữa cho ông Đinh La Thăng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: Trong quan điểm buộc tội của bản án sơ thẩm đã dùng lời khai của ông Vũ Huy Quang để buộc tội ông Thăng. Về tính khách quan trong lời khai của ông Quang, luật sư cho rằng không được đảm bảo.
Bởi lẽ, ông Quang là người trực tiếp ký hợp đồng 33, là nguyên nhân của vụ án này. Không có hợp đồng 33 thì không có việc tạm ứng sai mục đích. Nhưng đến giờ phút này, ông Quang ngồi ngoài với tư cách là nhân chứng. Theo luật sư, để loại trừ trách nhệm của mình, ông Quang đẩy trách nhiệm cho người khác, như vậy, lời khai của ông này có còn khách quan hay không?
Chuyển biến tâm lý của ông Đinh La Thăng
Bào chữa cho ông Đinh La Thăng, luật sư Hoài cho rằng: Để hiểu rõ hơn vì sao có nguyên nhân xảy ra việc ký hợp đồng 33, dẫn đến những việc làm sai, phải hiểu rằng, Chính phủ cho phép PVN được thực hiện quy chế đặc thù, theo đó có thể vừa triển khai vừa hoàn thiện hồ sơ thiết kế, vừa trình cấp thẩm quyền...
Theo luật sư Hoài, việc quy buộc đối với ông Thăng chưa phân định được giới hạn, phạm vi trách nhiệm của HĐTV, Chủ tịch HĐTV với Ban điều hành- Ban quản lý dự án và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập (PVPower và PVC). Toàn bộ qúa trình ký kết hợp đồng và tạm ứng tiền, hệ quy chiếu của bản án sơ thẩm đều tính đến trách nhiệm của ông Thăng là không công bằng.
Đại diện VKS có nhắc đến việc năng lực của PVC chưa đủ để được chọn là tổng thầu. Câu hỏi đặt ra- Tại sao nghị quyết của HĐTV yêu cầu phải liên danh nhà thầu mà trên thực tế PVC lại làm tổng thầu? Theo luật sư Hoài, bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC) xác nhận đã tiếp xúc làm việc với nhà thầu nước ngoài, nhưng PVN không thể thực hiện liên danh nhà thầu như nghị quyết đã nêu vì PVN không có thẩm quyền để thu xếp vốn cho nhà thầu nước ngoài.
Bản án sơ thẩm đánh giá PVC không đủ năng lực để làm tổng thầu khi đang gặp khó khăn về tài chính. Nhưng báo cáo của tổ thẩm định lại cho thấy PVC đủ năng lực và đến nay PVC vẫn là tổng thầu duy nhất, đã đạt tiến độ hơn 90%.
Đại diện VKS nói không có tình tiết mới nên đề nghị tuyên y án đối với ông Thăng, nhưng theo luật sư Hoài, ở phiên phúc thẩm, ông Thăng đã nhận mình có hành vi thiếu trách nhiệm, khác biệt với việc trước đây ông Thăng chỉ nhận trách nhiệm là người đứng đầu. Đây là tình tiết mới trong nhận thức của ông Thăng.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đưa ra quan điểm: Việc buộc tội ông Thăng cần xem lại dấu hiệu pháp lý. Theo luật sư, ông Thăng không có hành vi cố ý, không có mục đích của hành vi cố ý làm trái nên nội dung kháng cáo mong xem xét lại tội danh của ông Thăng là có cơ sở, đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của ô Thăng. Luật sư cũng đề nghị xem lại cách tính thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra.
Được tự bào chữa, bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, dù có 4 cấp quản lý nhưng tất cả trách nhiệm lại đều gắn cho bị cáo. Theo ông Thăng: Những gì thẩm quyền của tôi thì quy kết cho tôi, còn những việc của người khác, cấp khác thì đề nghị không gắn cho tôi. Tôi luôn nhận trách nhiệm người đứng đầu, không có nghĩa người đứng đầu thì bất cứ việc gì, từ lớn đến bé đều buộc phải biết. Cái đó là không có căn cứ pháp luật.
Ông Thăng cho rằng, bản thân không chỉ đạo việc ký hợp đồng. "VKS có thể hỏi anh Quang xem tôi có ép buộc, có chỉ đạo không. Về việc ký hợp đồng, tôi đồng tình với các luật sư- đây là khởi nguồn. Nếu không có hợp đồng 33 này thì không ai phải ra tòa", bị cáo Thăng trình bày.
Tin pháp luật số 33: Tướng Công an bắt cướp và nỗi lòng ông Đinh La Thăng
Bị cáo Đinh La Thăng bày tỏ nỗi lòng tại phiên phúc thẩm, trong khi đó, một tướng Công an tay không bắt cướp có vũ khí.
Không có tình tiết giảm nhẹ, ông Đinh La Thăng bị đề nghị y án
Cho rằng không có tình tiết giảm nhẹ nào mới nên đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án đối với bị cáo Đinh La Thăng.
Ông Đinh La Thăng: Có bán nhà cũng không đủ một phần đền bù
Ông Đinh La Thăng cho rằng, có bán nhà cũng không có được một phần số tiền bị buộc phải bồi thường.
Phúc thẩm Đinh La Thăng: Tòa đột ngột nghỉ chờ 'người đặc biệt'
Đang thẩm vấn bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN), HĐXX cấp phúc thẩm đột ngột cho nghỉ tòa để chờ "người đặc biệt" xuất hiện.
Phúc thẩm ông Đinh La Thăng: 'Người đặc biệt' khai gì?
Được triệu tập đột xuất đến tòa, "người đặc biệt" đã có mặt tại phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.
Xử phúc thẩm Đinh La Thăng: Nỗi buồn của nguyên Phó TGĐ PVC
Ngày 8/5, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn.
T.Nhung