Nhiều thực khách mới lần đầu đến ăn thường không biết có giá cao nên gọi đầy đủ các món ăn kèm, đến khi tính tiền thì "giật mình" vì giá quá cao: 300.000 đồng.
Quán bánh canh cua vỉa hè, không tên, không biển hiệu nằm trong góc hẻm ở đường Phạm Văn Trí, quận 6, TP.HCM nhưng giá bán ở đây cao đến giật mình: 300.000 đồng/tô.
Chủ quán cho biết, thực ra có đủ mọi mức giá từ 25.000 đồng và cao nhất là 300.000 đồng tùy mức mà khách yêu cầu, chủ quán đều đáp ứng. Nhiều thực khách đến đây do không biết gọi một tô đầy đủ, đến khi tính tiền thì "giật mình" khiến bà phải giải thích.
Cua gạch được chủ quán sử dụng để chế biến tô bánh canh. |
Sở dĩ tô bánh có giá cao như vậy bởi tô bánh canh cua gồm 4-5 chiếc càng cua lớn được gỡ thịt, 1 giò heo lớn, 2 miếng chả thác lác, 2 con tôm sú lớn... và kèm theo bánh quẩy tôm nên mới có giá cao như vậy. Còn bình thường, thực khách yêu thích bánh canh vẫn có thể ăn với mức giá 25.000 đồng.
Quán ăn ở bên hông con hẻm nhỏ này đã có thâm niên gần 30 năm. Hai vợ chồng bà Loan (quận 6) ban đầu bán rất nhiều món để mưu sinh, sau đó do không đủ sức để làm nhiều, bà chỉ chọn một món bánh canh để kinh doanh. Và món ăn đó đã gắn liền với gia đình bà mấy chục năm qua, được nhiều thực khách quen "mê mẩn".
Mỗi ngày vào khoảng 3-4h chiều, bà lại dọn hàng bên hông con hẻm nhỏ, chỉ đơn giản là một tủ nhỏ để bày hàng chế biến, một vài chiếc ghế nhựa đơn sơ, vậy mà quán lúc nào cũng đông khách. Người ta nhớ đến món bánh canh cua của bà Loan bởi món ăn được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trông rất sạch sẽ, tô bánh đầy đặn, nguyên liệu tươi ngon.
Đến Sài Gòn, bạn hãy thử món bánh canh cua “nhà giàu” |
Các thực phẩm chế biến như cua, thịt cá thác lác, giò heo đều được chủ quán tự tay đi chợ, đặt mua ở các mối quen nên được lựa chọn kỹ càng. Tất cả các công đoạn chế biến cũng đều một tay bà và người trong gia đình làm nên cũng có nét đặc trưng riêng.
Nhiều thực khách cho biết, mặc dù nhiều người nói là mức giá ở đây quá cao, đắt ngang với các nhà hàng sang trọng, tuy nhiên khi thử món ăn rồi mới biết "đáng đồng tiền". Thịt cua ở đây rất ngon, thơm và chắc thịt, tôm sú cả con to, đỏ au, hay cá thác lác được làm đậm vị...và đặc biệt nước dùng chế biến cũng rất đậm đà.
(Theo Dân Việt)
Cục nóng điều hòa chảy nước: Mẹo đơn giản tránh bị thợ 'chặt chém'
Cục nóng điều hòa bị chảy nước là hiện tượng khá phổ biến. Vậy, nguyên nhân và cách khắc phục “căn bệnh” này như thế nào để tránh bị thợ điều hòa chặt chém.
Chặt chém đầu năm: 10.000 đồng/cốc trà đá
Trong ngày khai hội Lim (Bắc Ninh), nhiều du khách không khỏi rầu lòng khi bị "chém" 10.000 đồng cho một cốc trà đá hay 20.000 đồng/lượt gửi xe...
Du xuân bị chặt chém: Tô bún 150 ngàn, vé xe tăng gấp đôi
Lợi dụng những ngày đầu năm, nhiều dịch vụ như ăn uống, gửi xe, vận tải,... đã thả cửa “chặt chém” khách du lịch và người dân đi chơi dịp Tết.
Chặt chém đầu năm: 150.000 đồng bát bún 'vớt không được con ốc nào'
Có những bát bún lõng bõng nước mà giá cao "cắt cổ". Thậm chí, có quán vỉa hè "chém" 150.000 đồng một bát bún ốc mà "không vớt được con ốc nào".
Chặt chém khiếp đảm: Bữa ăn trên tàu 8 triệu, túi bánh rán 700 ngàn
Năm qua, du lịch Việt Nam vướng phải không ít những sự việc “ồn ào” gây bức xúc dư luận liên quan đến tình trạng “chặt chém”, móc túi khách hàng tại các địa điểm du lịch nổi tiếng.
Taxi chặt chém du khách giá cước gấp 10 lần nhận 'cái kết đắng'
Nghĩ du khách bất đồng ngôn ngữ, tài xế Chử Văn Điệp thông báo giá từ 82.000 đồng thành 820.000 đồng.
Chặt chém dân vùng bão, thêm 1 cây xăng bị phạt nặng
Lấy lý do mất điện phải dùng máy nổ nên cây xăng Văn Phương ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tự ý tăng giá. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử phạt 40 triệu đồng và đóng cửa cây xăng trong vòng 1 tháng.
Chặt chém dân vùng bão: Cây xăng bị đóng cửa
Cây xăng Trâm Cự, thuộc doanh nghiệp tư nhân Thủy Sinh (đóng tại xã Kỳ Phú, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tự ý tăng giá sau bão số 10 đã bị đình chỉ hoạt động.