LTS: Sau bài viết "Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?", tòa soạn tiếp tục nhận được các chia sẻ của bạn đọc về vấn đề này. Dưới đây là ý kiến suy ngẫm của độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội). Bài viết thể hiện quan điểm riêng của độc giả và không nhất thiết trùng vói quan điểm của báo VietNamNet.

Theo số liệu thuần túy về tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ ở nước ta hiện nay, mô tô và xe gắn máy 2 bánh vẫn chiếm tỷ lệ trên 60% trong thành phần phương tiện gây TNGT. Vì vậy có những người mới “vớ chân voi đã tưởng cột đình”, nên họ cho rằng “ô tô gây TNGT ít hơn mô tô, xe gắn máy”.

Song họ có biết đâu rằng nếu tính theo xác suất, tổng số những người lái xe ô tô/ tổng số mật độ xe ô tô lưu hành; so với tổng số những người điều khiển mô tô, xe máy/ tổng số mật độ (mô tô, xe gắn máy) lưu hành gây TNGT, thì hoàn toàn ngược lại.

Nói cụ thể dễ hiểu, những người lái xe ô tô gây TNGT nhiều hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy (tính theo đầu phương tiện lưu hành-hoạt động).

Lý do cơ bàn là những người lái xe ô tô “sai 1 ly, đi 1 dặm”; vi phạm các lỗi: Tốc độ, đạp nhầm chân phanh sang chân ga, căn đường không chuẩn, không “đóng cua” khi lùi xe vào đường vòng (không ôm-bám bụng đường vòng), không chú ý quan sát khi tầm nhìn bị khuất…

{keywords}
Nhiều người Việt đã nghĩ ra cách dán giấy cảnh báo với các nội dung thú vị, hài hước để thông báo về trình độ "lái mới" (ảnh: Theo Giáo dục và Thời đại)

Những người mới biết lái xe ô tô, những người có “bằng lái xe ô tô, cất tủ” lâu ngày không thực hành lái xe, rất dễ mắc các lỗi nêu trên. Điều này đồng nghĩa, với những người đã học, thi-sát hạch lấy Giấy phép lái xe (ô tô) xong “cất tủ” cả năm mới thực hành “đánh xe” ra đường giao thông công cộng đôi lần, thì chưa thể dám chắc chắn họ không gây ra TNGT.

Thế nên, để bảo đảm an toàn giao thông (ATGT), họ cần phải lái xe ô tô thường xuyên, cần được bổ túc tay lái (trước khi 1 mình “đánh xe” ra đường giao thông công cộng. Và tốt nhất, chỉ khi nào chúng ta có ô tô, có nhu cầu lái xe ô tô thường xuyên, mới cần thiết đi học, thi sát hạch lấy giấy phép lái xe ô tô.

Tôi cho rằng, đối với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, mới có thể nói: Lái xe ô tô an toàn và còn an toàn hơn những người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Tất nhiên, an toàn phải hiểu không chỉ cho chính người lái xe, mà phải an toàn cho những người đi đường khác.

Theo tôi, với những người lái xe ô tô từ 10.000 km an toàn trở lên, họ mới bắt đầu có cảm giác thật thoải mái như “vừa ngồi chơi, vừa nghe hát” khi mở đài VOV hoặc HOV giao thông… Bởi vì họ đã có phản xạ có điều kiện khi thao tác lái xe, nên không thể có chuyện đạp nhầm chân phanh sang chân ga. Và họ biết phán đoán, xử lý chủ động, kịp thời các tình huống có thể xảy ra trên “tầng cây số” để bảo đảm ATGT.

Độc giả Nguyễn Thành Lập (Hà Nội)

Bạn có đồng tình với góc nhìn của độc giả trên? Bạn có chia sẻ và giải pháp ra sao về vấn đề bằng lái cất tủ? Hãy gửi bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Học lái xe xong, bằng "cất tủ", ra đường có an toàn?

Người ít lái xe sẽ rất dễ “ngợp” khi ra đường, dẫn đến chân tay lóng ngóng, phản xạ kém, mất an toàn. Thực tế là vậy nhưng để quản lý “số đông” này không phải là chuyện dễ.

Bằng lái cất tủ: Tôi ngượng ngùng khi bị người khác nhờ lái xe

Bằng lái cất tủ: Tôi ngượng ngùng khi bị người khác nhờ lái xe

Vì không thường xuyên lái xe nên dù có bằng lái tôi vẫn cảm thấy lóng ngóng trong nhiều tình huống, thậm chí lâm vào tình trạng khóc dở, mếu dở.

Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới, lái non

Bằng lái cất tủ: Xem cách người Nhật ứng xử với lái mới, lái non

Khi ở Việt Nam, hàng ngày tôi vẫn lái xe đi làm, nhưng khi sang Nhật công tác và lái xe bên này, tôi vẫn có cảm giác không an toàn. Người Nhật đã nghĩ ra chiếc phù hiệu rất hay dành riêng cho lái mới.