Cách làm tất ăn cả này giúp vợ chồng bà thu đều đặn mỗi tháng trên dưới 100 triệu đồng.

'Bắt quả tang' người bán hàng rong phun sơn lên nho biến xanh thành đỏ

Điều chưa biết ở làng trồng nếp đặc sản, bí đao "khủng" 100kg/quả

Mới hơn 7 giờ sáng, mẹt ổi của bà Nguyễn Thị Thương (Văn Giang, Hưng Yên) trên phố Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) chỉ còn lại khoảng 1/4 và bà thì vẫn luôn tay luôn chân cân ổi tính tiền cho khách. Vừa bán bà vừa nói: “Ổi nhà trồng nên giá luôn rẻ. Tôi bán toàn cho khách quen đó”. Khoảng nửa tiếng sau, mẹt ổi của bà Thương đã hết nhẵn, kể quả những quả xấu xí.

Xếp lại mớ túi nilon để đựng ổi cho khách còn thừa, dọn dẹp chỗ ngồi, cất chiếc cân vào cái làn cói chuyên đựng đồ nghề đi chợ xong, bà Thương ngồi kiểm lại tiền. Tổng cộng ngày hôm đó, bà bán hết 1,7 tạ ổi, thu về hơn 3,5 triệu đồng.

Bà kể, gần 4 năm nay, vợ chồng bà sống bằng vườn ổi hơn 300 gốc trồng ở quê Văn Giang. Thế nhưng, thay bằng việc thu hái quả rồi bán cho thương lái ngay tại vườn, hàng ngày vợ chồng bà dậy sớm chở ổi từ quê lên Hà Nội bán, bán đến khi hết ổi lại đi về quê.

{keywords}
Chỉ với mẹt ổi bày trên vỉa hè, mỗi tháng vợ chồng bà Thương có thể thu đến 100 triệu đồng

Không giống cây trồng khác là thu theo mùa, ổi cho quả quanh năm, vào chính vụ thu lượng quả thu được sẽ nhiều hơn. Cứ quả chín tới đâu hái bán tới đó nên ngày nào vợ chồng bà cũng có ổi chở ra Hà Nội bán.

Công việc hàng ngày của ông bà Thương không quá vất vả. Buổi chiều, họ ra vườn hái ổi, buộc túi nilon vào những quả ổi nhỏ bằng đầu ngón tay để bảo vệ quả không bị sâu, không bị ong đốt. Sáng hôm sau, chồng bà dậy từ 5 giờ sáng, chở bà cùng số ổi hái từ quê qua chợ này (chợ Đại Từ) bán đến khi hết thì về.

“Ông nhà tôi chỉ chở ổi lên đây rồi về thôi. Còn tôi thì ngồi ở chợ bán hết hàng, sau đó đi xe bus về quê”, bà Thương nói. Là ổi nhà trồng, lại không phải qua tay thương lái nên giá ổi bà bán thường rẻ hơn mấy hàng ngoài chợ. Đó cũng là lý do bà chỉ ngồi ké trước cửa nhà của một gia đình ở gần chợ thôi mà mỗi ngày có thể bán hết 1-2 tạ ổi trong vòng chỉ 2-4 tiếng đồng hồ.

Lượng ổi thì tùy ngày, có ngày hái chỉ được khoảng 1 tạ, có ngày hái được 2 tạ. Thậm chí, có những ngày ổn chín rộ bà hái bán hết 2,5 tạ ổi. Giá ổi tùy thuộc vào giá chợ. Nhiều hôm giá chỉ 15.000 đồng/kg, nhưng có hôm giá tới 25.000 đồng/kg. Song đa phần, giá ổi bà bán dao động từ 20.000-22.000 đồng/kg.

Thực ra, hồi mới đầu trồng ổi, lúc thu hoạch tôi cũng bán qua tay thương lái. Nhưng giá bán rất rẻ, chỉ mấy ngàn đồng/kg và tiền không thu được là bao. Tình trạng đó kéo dài được một thời gian, bà đánh liều chở ổi ra Hà Nội bán vì nghĩ Hưng Yên cách Hà Nội cũng không bao xa, có thể đi đi về về trong ngày.

Đem ổi qua Hà Nội bán thử, bà thấy hôm nào cũng cháy hàng, giá lại cao hơn giá rất nhiều so với giá bán tại vườn. Do đó, khoảng 3 năm nay, đều đặn hàng ngày bà cùng chồng chở ổi từ Hưng Yên qua Hà Nội bán. Cũng nhờ đó, thu nhập từ vườn ổn tăng lên rất nhiều.

“Có ngày thu được 2 triệu, có ngày được 3-4 triệu hoặc hơn. Tính trung bình mỗi tháng được khoảng 100 triệu. Trừ đi chi phí như tiền thuê vườn, phân bón, bao gói, công thuê thêm người chăm sóc, vợ chồng tôi lãi được một nửa”, bà Thương tiết lộ.

Trồng ổi không vất vả như trồng lúa, công việc hàng ngày chỉ là hái ổi, bọc nilon vào trái là chính. Song, trồng làm sao để cho quả ổi khi ăn giòn, ngọt mới là điều khó. “Vợ chồng tôi hay dùng đỗ tương nghiền nhỏ trộn với phân hữu cơ để bón vào gốc ổi, vừa an toàn ổi lại vừa ngọt”, bà Thương bật mí.

“Giờ mới trồng được 300 gốc, sắp tới vợ chồng tôi đang tính mua thêm mấy sào ruộng nữa để lấy đất trồng thêm ổi”, bà Thương chia sẻ.

Bảo Phương - Hoàng Oanh

Làm giàu ở nông thôn: Một cây dổi đổi cả...chỉ vàng

Làm giàu ở nông thôn: Một cây dổi đổi cả...chỉ vàng

Hạt dổi xứ Mường Hòa Bình từ lâu được nhiều người biết đến như là thứ gia vị trứ danh. Với người dẫn nơi đây, mùa thu hoạch dổi là mùa "gặt vàng" về nhà. Có cây dổi trị giá bằng cả cây vàng.

'Bể cá thần' 10 tỷ của anh nông dân Hưng Yên

'Bể cá thần' 10 tỷ của anh nông dân Hưng Yên

"Bể cá thần" kỳ diệu này rộng vỏn vẹn 100 m2 nhưng có thể nuôi được lượng cá gấp 20 lần so với ao thường, giúp tiết kiệm diện tích và nước nuôi cá. Điều quan trọng là "bể cá thần" này giúp nhà nông lãi đậm.

U70 mê 'chế' máy nông nghiệp cho nông dân từ...sắt vụn

U70 mê 'chế' máy nông nghiệp cho nông dân từ...sắt vụn

Ông Nguyễn Văn Cương là chủ xưởng cơ khí lớn nhất nhì trên địa bàn, nơi cho ra đời không ít máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp với giá rẻ hơn so với thị trường, giúp nông dân tiết kiệm chi phí, sức lao động...