Trước kia, các hoạt động chạy quảng cáo bán hàng giả, hàng nhái đã được Facebook truy quét hết sức gắt gao, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc chạy quảng cáo, kể cả có sử dụng page tích xanh và bỏ tiền thật để chạy. 

Thời gian gần đây, mạng xã hội lớn nhất hành tinh tiếp tục có những biện pháp nhằm siết chặt hoạt động bán hàng online bằng Facebook cá nhân. Người dùng không thể vô tư đăng bài bán hàng trên Facebook cá nhân bởi lẽ lượng tiếp cận (reach) đã bị giảm nghiêm trọng. Dù cho người bán đã có muôn chiêu lách luật như không sử dụng những từ khóa nhạy cảm ‘giá’ hoặc ‘bán’, cố tình viết sai chính tả tên món hàng, viết tên món hàng cần bán lên tờ giấy và chụp ảnh đăng bán.... Thế nhưng Facebook vẫn có thể bóp triệt để tiếp cận của các bài đăng này.

Vậy nhưng dù có bị bóp bằng cách nào, dân buôn hàng online vẫn có cách để tiếp cận người dùng Facebook. Một trong số những cách mới xuất hiện trở lại thời gian gần đây là đăng bán hàng trên các fanpage lớn của người nổi tiếng hoặc page giải trí. Các bài đăng bán này được đẩy tương tác và bình luận nhiều, mục đích chính là để nó đạt được hiển thị đầu tiên từ người dùng. 

{keywords}
Một bài đăng hàng chục bình luận bán hàng dạo là điều không mới, nhưng xuất hiện ngày càng dày đặc thời gian gần đây khiến người dùng bức xúc.

“Mấy tháng gần đây, đi page nào lớn lớn một chút, muốn đọc bình luận thật cũng phải lướt qua ít nhất một chục bình luận của các page bán hàng online spam đầy ra, thậm chí hai chục cái mới tới cái cần đọc. Không biết là bị spam nhiều quá không ban nổi hay là admin cố ý để vậy để tăng tương tác tự nhiên (organic)? Nếu như cứ giữ vậy và mang lại bực dọc cho người dùng thì có nên không?”, anh Duy Phương (TP.HCM) đặt câu hỏi. 

Mặc dù đây không phải chiêu trò mới, việc người bán có nhu cầu quảng bá rộng rãi sản phẩm tới người mua thông qua những phương thức không vi phạm chính sách của Facebook là điều không sai trái. Thế nhưng, không ít chủ shop đã lợi dụng lỗ hổng này của Facebook để bán những mặt hàng nhạy cảm, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí đến cả các dịch vụ đặc biệt như mua bán follow, tài khoản Netflix, YouTube cũng được rao rầm rộ kiểu này. 

“Cá nhân mình không thích cái gì, không thích cách marketing nơi đâu sẽ không mua hàng ở đó. Dẫu biết là ai cũng cần kiếm tiền để sống, nhưng làm phiền người khác bằng dội bom như vậy không phải là cách tôn trọng khách hàng. Mỗi người đều có cái khó riêng của họ, là mình thì sẽ report bình luận đó luôn”, chị Trần Thanh (Đà Nẵng) bức xúc chia sẻ. 

Theo các chuyên gia, với các page bán hàng spam quá nhiều, người dùng có thể báo cáo bình luận đó lên Facebook bằng cách ấn vào dấu ba chấm bên cạnh mỗi bình luận, chọn spam. Với những mặt hàng khác, có thể chọn bán hàng trái phép (unauthorized sales) để góp phần trả lại môi trường trong sạch cho chính người dùng. 

Phương Nguyễn

Hàng loạt dịch vụ của Facebook bất ngờ bị gián đoạn trong sáng nay

Hàng loạt dịch vụ của Facebook bất ngờ bị gián đoạn trong sáng nay

Người dùng trên khắp thế giới đã gặp phải sự cố với Facebook, Messenger, WhatsApp, Instagram khi không thể truy cập dịch vụ trong khoảng 1 giờ đồng hồ.