Thỏa thuận giữa Mỹ và Qatar về máy bay chiến đấu F-15 và việc hai tàu chiến Mỹ tới Doha tập trận cho thấy mối quan hệ quân sự thiết yếu mà Washington đang duy trì với Qatar, dù rằng nước này có tranh cãi với một số quốc gia Vùng Vịnh khác.

Mỹ đã ký thỏa thuận bán lượng lớn vũ khí cho Qatar, chỉ một tuần sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc quốc gia Vùng Vịnh này tài trợ khủng bố. Các chuyên gia cho rằng thỏa thuận này có thể khiến Washington ủng hộ Doha nhiều hơn trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao đang leo thang.

Hôm 14/6 vừa qua, hãng tin Bloomberg đăng tải thông tin Lầu Năm Góc đã hoàn tất thỏa thuận bán 36 máy bay chiến đấu F-15 QA Eagle cho Qatar trị giá 12 tỷ USD. Lầu Năm Góc đã ra thông cáo báo chí cho biết thương vụ này có thể thúc đẩy hợp tác an ninh giữa Mỹ - Qatar.

{keywords}

Tiêm kích F-15 do Mỹ sản xuất.

Trước đó, trong chuyến thăm tới thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Tổng thống Trump đã gặp Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani để thảo luận hàng loạt vấn đề, trong đó có việc mua bán vũ khí giữa hai nước.

Ngay sau đó đã nổ ra một khủng hoảng ngoại giao lớn giữa Qatar và các nước Vùng Vịnh. Ảrập Xêút, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Bahrain và nhiều nước khác đã cắt quan hệ ngoại giao với Doha, cáo buộc nước này tài trợ cho các nhóm khủng bố và gây bất ổn khu vực Trung Đông.

“Đã có một giả thiết rằng khủng hoảng ngoại giao Qatar được kích động bởi những kết quả tiêu cực phát sinh từ thỏa thuận với Mỹ”, chuyên gia Dmitry Egorchenkov thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự báo có trụ sở tại Moskva nhận xét.

Theo chuyên gia này, thỏa thuận được chuẩn bị từ cách đó rất lâu và lần đầu tiên tuyên bố chính thức về việc hoàn tất thỏa thuận này là vào cuối năm 2016. Tuy nhiên tiến trình thực thi bị hoãn lại sau đó.

Chuyên gia Egorchenkov nhận định: “Thương vụ mua bán các loại vũ khí đắt đỏ này không phải là sự ưu tiên cho Qatar. Lý do là Mỹ đang có một căn cứ quân sự đồn trú tại quốc gia Vùng Vịnh này. Căn cứ đã thực sự là sự đảm bảo an ninh”.

Bình luận về lý do đằng sau khủng hoảng Qatar, Egorchenkov cho rằng: “Nhiều khả năng các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và Washington đành phải gây áp lực với Doha”. Chuyên gia này cũng đánh giá rằng với thỏa thuận được ký kết, điều này không loại trừ khả năng Mỹ sẽ kiềm chế chỉ trích Doha.

Ông Egorchenkov nói: “Tôi đoán rằng Washington sẽ sớm đưa ra tuyên bố thân thiện với Qatar và khẳng định vai trò của Mỹ ở khu vực. Mỹ cũng có thể đặt yêu sách về sự cần thiết giải quyết khủng hoảng theo cách hòa bình”.

“Ông Trump đang hành động như một doanh nhân. Ông ta muốn thể hiện rằng ông có thể tạo ra các thỏa thuận có lợi cho nước Mỹ", Nikolai Bobkin, một chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ và Canada tại Viện Khoa học Nga cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, trong dài hạn Mỹ sẽ cố gắng duy trì hợp tác quân sự hiện tại với Qatar bởi vì Doha rất quan trọng trong chính sách của Washington ở Trung Đông.

{keywords}

Căn cứ quân sự Al Udeid.

Căn cứ quân sự Al Udeid tại Qatar là căn cứ lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông. Có hơn 11.000 lính Mỹ đang đồn trú tại căn cứ này. Căn cứ cũng là trụ sở chính của Trung tâm Chỉ huy Mỹ ở Trung Đông, Trung Á, Vịnh Persian và Tây Ấn Độ Dương. Ngoài ra, căn cứ cũng giúp Mỹ giám sát các cuộc không kích ở Syria, Iraq và Afghanistan.

“Mặc dù có những bất đồng với Ảrập Xêút, Qatar tiếp tục là đồng minh và đối tác của Washington”, Boris Dolgov, chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phương Đông của Nga cho biết.

Ông lưu ý rằng trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao, thỏa thuận Mỹ - Qatar đã “gửi đi một tín hiệu” tới các nước Vùng Vịnh, trước tiên là Ảrập Xêút, rằng Washington muốn giải quyết xung đột và vẫn coi Doha là một đối tác. Mặc dù Tổng thống Trump có những tuyên bố cứng rắn với Qatar, nhưng Mỹ vẫn quan tâm tới việc tiếp tục hợp tác song phương chặt chẽ với nước này.

Với vai trò quan trọng trong chính sách quốc phòng của Mỹ, Lầu Năm Góc đã lên tiếng ủng hộ quốc gia nhỏ bé ở Vùng Vịnh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chính thức cám ơn Doha đã cung cấp căn cứ quân sự Al Udeid. Không giống Tổng thống Trump, giới chóp bu Lầu Năm Góc tỏ ra dè dặt và từ chối cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố.

Bộ trưởng Mattis cho rằng, cô lập Qatar là “tình huống rất phức tạp” và đó là vấn đề cần phải tìm ra được lý do chung. Một ngày sau khi thỏa thuận vũ khí được ký kết, hai tàu Hải quân Mỹ đã tới Doha tham gia tập trận chung với Hải quân Qatar.

“Thỏa thuận giữa Mỹ và Qatar về máy bay chiến đấu F-15 và chuyến thăm Doha của hai tàu chiến Mỹ vào ngày 15/6 cho thấy mối quan hệ quân sự thiết yếu mà Washington đang duy trì với Qatar dù rằng nước này có tranh cãi với một vài nước Arab khác", phóng viên Jon Gambrell của hãng tin AP cho biết.

Trong khi các đối thủ của Qatar trong cuộc xung đột đã kêu tọi Mỹ rút quân khỏi căn cứ quân sự vì cho rằng căn cứ là lý do để Mỹ từ chối gây ảnh hưởng tới chính sách của Doha.

“Nếu nói một cách trung thực, tôi nghĩ rằng lý do Mỹ không đưa ra hành động chống lại Qatar là vì căn cứ quân sự. Căn cứ quân sự là một bảo đảm tốt chống lại bất kỳ áp lực gia tăng nào”, Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba phát biểu trên tờ Thời báo Quân sự.

Ông cho rằng: “Có thể một số người ở Quốc hội Mỹ chắc chắn đã nghe tới việc này và họ chỉ nói rằng, bạn biết đấy ‘có lẽ chúng tôi sẽ lưu ý việc chuyển căn cứ?’ Và có thể là sẽ không di chuyển toàn bộ căn cứ. Có thể chỉ chia nhỏ căn cứ tới nhiều nước để bạn không có tất cả trứng trong cùng một giỏ”.

Tuy nhiên, chuyên gia Bobkin cho rằng Mỹ không thể di chuyển căn cứ quân sự này. Ông nói: “Tôi nghĩ Mỹ sẽ không di chuyển căn cứ quân sự. Vấn đề hiện tại phụ thuộc tình hình thực tế. Họ có thể chuyển căn cứ, nhưng sau đó tình hình có thể thay đổi. Thêm vào đó, việc chuyển một căn cứ quân sự là vô cùng đắt đỏ.”

Quan điểm này được chuyên gia Egorchenkov khẳng định lại và đánh giá kịch bản trên là “phi thực tế”. Ông nói: “Những đề xuất là phi thực tế vì chi phí sẽ khiến Mỹ phải lưu ý. Căn cứ Al Udeid được chuyển tới Qatar từ Ảrập Xêút cách đây 14 năm và việc chuyển lại là vô nghĩa. Mỹ sẽ không tiêu tiền cho việc này”.

Theo Baotintuc

Bất chấp khủng hoảng, Mỹ bán dàn chiến cơ khủng cho Qatar

Bất chấp khủng hoảng, Mỹ bán dàn chiến cơ khủng cho Qatar

Giữa lúc căng thẳng ngoại giao tăng cao giữa Qatar và một số láng giềng, Mỹ đồng ý bán cho Doha số chiến cơ F-15 trị giá 12 tỷ USD.

Đại gia thuê máy bay chở 4.000 bò sữa về cứu dân Qatar

Đại gia thuê máy bay chở 4.000 bò sữa về cứu dân Qatar

Dự kiến, 4.000 con bò sẽ được chuyên chở trên 60 chuyến bay và ngốn của doanh nhân Qatar hơn 180 tỉ đồng.
Tại sao Qatar thành tâm bão khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh?

Tại sao Qatar thành tâm bão khủng hoảng ngoại giao Vùng Vịnh?

Cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan tới Qatar bắt nguồn từ cáo buộc đất nước nhỏ bé giàu khí đốt này bảo trợ cho các nhóm khủng bố nhằm gây bất ổn khu vực.

Mỹ 'tố' tin tặc Nga gây khủng hoảng Qatar

Mỹ 'tố' tin tặc Nga gây khủng hoảng Qatar

Các nhà điều tra Mỹ tin rằng tin tặc Nga đã xâm nhập hãng thông tấn Qatar và cài một bản tin giả góp phần tạo nên cuộc khủng hoảng giữa các đồng minh của Mỹ ở Vùng Vịnh.

Qatar bị 'từ mặt', dân chúng nháo nhào tích trữ

Qatar bị 'từ mặt', dân chúng nháo nhào tích trữ

Dù các nhà chức trách Qatar trấn an dân chúng không cần hoảng sợ sau khi nước này bị một loạt quốc gia cắt đứt quan hệ, song nhiều người vẫn tỏ ra lo lắng.

Vì sao Qatar bị các nước đồng loạt 'từ mặt'?

Vì sao Qatar bị các nước đồng loạt 'từ mặt'?

Một loạt các quốc gia Vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này cổ súy chủ nghĩa khủng bố.