- Thời gian gần đây, những tranh cãi liên quan đến một câu hỏi trong đề Toán thi THPT quốc gia 2018 đang được dấy lên. Tuy nhiên, đề thi được nhìn nhận đúng hay sai có lẽ cần có một cách nhìn thấu đáo, không quá cứng nhắc.

Cụ thể, ở câu hỏi số 16 trong mã đề 109 môn Toán kỳ thi THPT quốc gia được một số ý kiến cho rằng là chưa chặt chẽ, không có đáp án chính xác.

Tuy nhiên, có lẽ những ý kiến này đang hiểu sai khái niệm “đáp án chính xác” thành “kết quả chính xác”.

{keywords}
Câu hỏi số 16 trong mã đề 109 môn Toán kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Cụ thể, đề bài của câu hỏi số 16 mã đề 109 môn Toán như sau:

Một người gửi tiết kiệm vào một ngân hàng với lãi suất 7,5%/ năm. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi năm số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn để tính lãi cho năm tiếp theo. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả số tiền gửi ban đầu và lãi) gấp đôi số tiền gửi ban đầu, giả định trong khoảng thời gian này lãi suất không thay đổi và người đó không rút tiền ra?

A. 12 năm. B. 10 năm. C. 9 năm. D. 11 năm.

Ở câu hỏi này, đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là B. 10 năm.

Về mặt toán học, nếu theo yêu cầu của bài toán và bỏ đi cụm từ sau ít nhất bao nhiêu năm (tôi tạm thay bằng sau “chính xác bao nhiêu thời gian”) và trong thời gian này “người đó không rút tiền ra” giữa chừng, thì kết quả tính ra sẽ là 9,58 năm.

Tuy nhiên, cần phải đọc kỹ yêu cầu của đề bài là “sau ít nhất bao nhiêu năm” chứ không phải là sau khoảng thời gian chính xác là bao nhiêu, để có được điều đó.

Như vậy, với các đáp án đưa ra để lựa chọn gồm 12;10; 9 hay 11 năm. Rõ ràng 9 năm thì chưa đủ đạt được mục tiêu ít nhất là “gấp đôi số tiền gửi ban đầu”, thì ít nhất cần tới 10 năm.   

Với một đề thi hướng tới vận dụng, áp dụng trong thực tế, cùng giả định đã nêu “người đó trong rút tiền ra trong khoảng thời gian đó” thì ít nhất phải 10 năm để điều “số tiền thu được gấp đôi số tiền gửi ban đầu” là có thể thỏa mãn được.

Có thể nói đề thi yêu cầu thí sinh đưa ra một đáp án chính xác phù hợp và được chấp nhận về mặt logic trong bối cảnh đề toán, chứ không yêu cầu học sinh đưa ra kết quả một con số chính xác.  

Cách suy luận này thực tế cũng chẳng phải xa lạ với những bài tập trong sách giáo khoa mà các em học sinh vẫn làm thường ngày. 

Chưa kể, một đề thi hướng tới khả năng vận dụng toán học của học sinh, cách tư duy trong thực tế, chứ không chỉ chăm chăm yêu cầu tính toán ra một kết quả một cách máy móc và rồi dừng lại ở đó. Nhưng điều chúng ta cần hơn gì? Học sinh chỉ biết tính toán hay cần phải biết vận dụng cách tính toán đó để giải quyết những tình huống thực tiễn trong cuộc sống?

Đáp án theo phương án B như Bộ GD-ĐT đưa ra, nếu không cứng nhắc trong tư duy và câu chữ, thì tôi cho là hoàn toàn chấp nhận được trong tình huống này.

Thanh Thiên

Câu hỏi tính lãi suất trong đề Toán thi THPT quốc gia có đáp án thế nào?

Câu hỏi tính lãi suất trong đề Toán thi THPT quốc gia có đáp án thế nào?

Câu hỏi số 16 trong mã đề 109 môn Toán kỳ thi THPT quốc gia được đánh giá là chưa chặt chẽ, không có đáp án chính xác. Bộ GD-ĐT đã có phản hồi về thắc mắc này của dư luận.

Không chỉ đề Văn, đề Toán thi vào lớp 10 Hà Nội cũng bị lọt ra ngoài

Không chỉ đề Văn, đề Toán thi vào lớp 10 Hà Nội cũng bị lọt ra ngoài

Không chỉ đề Văn, đề Toán thi vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2018-2019 cũng bị lọt ra ngoài sau khi các thí sinh bắt đầu bài thi chưa được bao lâu.