1. Vào trưa ngày 30/4/1975, sau khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh, bài hát nào đã được phát đầu tiên trên Đài Phát thanh Sài Gòn?
-
Giải phóng miền Nam
0%
- Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
0%- Nối vòng tay lớn
0%- Tiến quân ca
0%Chính xácSau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh vào lúc 13h20 trưa 30/4/1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - có mặt tại Đài Phát thanh Sài Gòn - đã bắt nhịp cùng mọi người hát vang ca khúc Nối vòng tay lớn.
Dù không có đàn guitar, ông vẫn hát mộc bằng tất cả sự xúc động, và bài hát này đã trở thành bài đầu tiên vang lên trên sóng phát thanh trong thời khắc đất nước hoàn toàn thống nhất:
Rừng núi giang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la, anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam….2. Ai là người dẫn chương trình trong buổi phát thanh trực tiếp đầu tiên sáng 30/4/1975 tại Đài phát thanh Sài Gòn?
-
Huỳnh Văn Tiểng
0%
- Nguyễn Hữu Thái
0%- Trần Lâm
0%- Trần Bạch Đằng
0%Chính xácÔng Nguyễn Hữu Thái là một trí thức, kiến trúc sư, từng là Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước năm 1975.
Vào sáng 30/4/1975, sau khi quân Giải phóng kiểm soát trung tâm Sài Gòn, ông có mặt tại Đài Phát thanh Sài Gòn cùng lực lượng cách mạng.
Do tình thế khẩn cấp và chưa có phát thanh viên chuyên nghiệp từ Đài Giải phóng tới kịp, ông đã trở thành người đầu tiên cầm micro phát đi thông điệp lịch sử, mở đầu bằng nội dung:
"Chúng tôi là những người đại diện cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Chúng tôi là những người đầu tiên tới Dinh Độc Lập trước 12 giờ và đã cùng anh em quân đội Giải phóng cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái… Đời sống bình thường đã trở lại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mà Bác Hồ đã mong đợi, nay đã được giải phóng… Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này…".
3. Đài Phát thanh Sài Gòn - nơi ghi dấu thời khắc lịch sử 30/4/1975 - là tiền thân của đài phát thanh nào hiện nay?
-
Đài Phát thanh Giải phóng
0%
- Đài Truyền hình Giải phóng
0%- Đài Tiếng nói Việt Nam
0%- Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM
0%Chính xácTheo VOH online, ngày 30/4/1975, Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thất thủ, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên Đài Phát thanh Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước độc lập thống nhất. Một số cán bộ, nhân viên Đài Phát thanh Giải phóng từ chiến khu Tây Ninh đã về tiếp quản Đài Phát thanh Sài Gòn và chính thức phát sóng ngày 1/5/1975 với tên gọi Đài Phát thanh Sài Gòn Giải phóng thuộc Uỷ ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định lãnh đạo.
Năm 1976 - ngay sau khi TP Sài Gòn chính thức mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/9/1976, theo quyết định của Uỷ ban nhân dân TPHCM, Đài chính thức mang tên Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM (VOH).
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
4. Ai là người duy nhất ghi lại buổi phát thanh lịch sử ở Sài Gòn trưa 30/4/1975?
-
Nguyễn Hữu Thái
0%
- Huỳnh Văn Tòng
0%- Nguyễn Nhã
0%- Một nhà báo nước ngoài
0%Chính xácTrưa 30/4/1975, thầy giáo Nguyễn Nhã, 36 tuổi, cùng gia đình đang trú tránh trong phòng học của Trường tư thục Thiên Phước (nay là Trường THCS Hai Bà Trưng) thuộc khuôn viên nhà thờ Tân Định, quận 3, cách đài phát thanh chừng hai km.
Từng theo học chuyên ngành lịch sử, lại đang là trưởng ban nghiên cứu giáo dục Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức thuộc Đại học sư phạm Sài Gòn (cũ), ông Nhã có thói quen thu âm lại các chương trình phát thanh đặc biệt để làm tư liệu. Chiếc máy cassette Hitachi một cửa băng, kích thước 40 x 30 cm, luôn được ông mang theo bên mình để cập nhật tình hình chiến sự.
Khi Tổng thống Dương Văn Minh có mặt ở Đài phát thanh Sài Gòn, giọng của người dẫn chương trình Nguyễn Hữu Thái vang lên, ông Nhã nhấn nút ghi trên máy cassette vì nghĩ đây là một chương trình đặc biệt, duy nhất trong lịch sử, cần lưu lại.
Cuốn băng thu âm buổi phát thanh đặc biệt này được ông giữ gìn cẩn thận. Gần 30 năm sau ông mới công bố, sao chép tặng cho nhiều tổ chức, cá nhân trong đó có KTS Nguyễn Hữu Thái - chứng nhân của buổi phát thanh, Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Thư viện Quốc hội Mỹ...
- Huỳnh Văn Tòng
- Đài Truyền hình Giải phóng
- Nguyễn Hữu Thái
- Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng