Ngày 1/12, Bệnh viện Thống Nhất cho biết nơi đây vừa thực hiện thành công ca tạo nhịp tim từ bó his trái đầu tiên ở Việt Nam.

Bệnh nhân là bà D.N.P (63 tuổi, huyện Hóc Môn, TP.HCM), nhập viện vì cảm thấy mệt, choáng váng  khi thay đổi tư thế.  Sau khi thăm khám và thực hiện xét nghiệm cần thiết, bà được chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn vào ngày 18/11.

{keywords}
TS BS Trương Quang Khanh và bệnh nhân sau ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC

TS BS Trương Quang Khanh, Trưởng khoa Nhịp tim, Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện thành công kỹ thuật tạo nhịp bằng bó his trái trên bệnh nhân P.

Theo Tiến sĩ Khanh, phương pháp này đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhịp tim như: Tạo nhịp đồng bộ cơ tim, không gây suy tim về sau, đỡ tốn kém và người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Bình thường, nhịp tim được tạo ra bởi nút xoang. Khi nút xoang bị suy hoặc nhịp của nút xoang không đến được các buồng tim để khởi động sự co bóp thì cần được chỉ định cấy máy tạo nhịp tim. Sau 5-10 năm đặt máy, bệnh nhân dễ bị biến chứng suy tim mà không có phương án nào cải thiện tốt hơn.

Khi áp dụng kỹ thuật tạo nhịp tim từ bó his trái, nhịp được tạo nên từ các thành phần của quả tim hoàn toàn tự nhiên, khắc phục được tình trạng suy tim. 

Được biết, bó his là cấu trúc nằm ở vùng trước vách của vòng van nhĩ thất, tiếp nhận các xung động từ nút nhĩ thất truyền tới. Bó his đi vào vùng cao nhất của vách liên thất rồi chia ra thành 2 nhánh, gồm nhánh phải và nhánh trái. 

Hiện nay trên thế giới, một số bệnh viện tại các nước có nền y học phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang triển khai thực hiện kỹ thuật nhịp tim từ bó his trái này. TS BS Trương Quang Khanh là người đầu tiên đưa kỹ thuật này về Việt Nam và thực hiện thành công. 

Linh Giao

Người phụ nữ 54 tuổi có dị vật mắc kẹt trong tim

Người phụ nữ 54 tuổi có dị vật mắc kẹt trong tim

Dị vật là dây nối của buồng truyền, đã trôi theo mạch máu và mắc kẹt lại trong tim của nữ bệnh nhân ở Hòa Bình.