Tôi là bác sĩ chuyên khoa hô hấp, làm việc ở khoa Hồi sức cấp cứu tại một bệnh viện trong thành phố New Orleans ở bang Louisiana (Mỹ). Ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ phải vào đây để điều trị. Trong số họ, có người còn chưa tới 40 tuổi.

Chúng tôi ai cũng choáng ngợp vì tốc độ diễn biến quá nhanh của Covid-19. Khoảng 1/3 trong số các bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng máy thở. Bệnh viện nơi tôi công tác đã quá chủ quan trước dịch bệnh.

Từng có một bác sĩ cảnh báo về khả năng bùng phát đại dịch, đồng thời yêu cầu thêm máy thở và phòng áp suất âm. Tuy nhiên, mọi yêu cầu của anh đã bị phớt lờ và sự lo sợ này bị coi là thái quá. Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mọi chuyện có lẽ sẽ tích cực hơn nếu lời cảnh báo này được quan tâm đúng mức.

{keywords}

Chúng tôi ai cũng choáng ngợp vì tốc độ diễn biến quá nhanh của Covid-19. Khoảng 1/3 trong số các bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng máy thở.

Suy nghĩ đầu tiên của tôi khi lần đầu nghe về Covid-19 đó là: “Hàng năm mình vẫn phải đối mặt với dịch cúm. Đợt dịch này chắc không tệ hơn quá nhiều đâu”.

Tuy nhiên tôi đã sốc khi chứng kiến một người hoàn toàn khỏe mạnh sụp đổ nhanh chóng. Bệnh nhân trước đó không có bệnh lý nền nào khác và vào viện vì khó thở. Anh ta được cho thở oxy nhưng tình trạng suy hô hấp bắt đầu tăng lên và rồi ngừng thở hoàn toàn.

Điều đáng sợ ở đây là diễn biến của ca bệnh không thể lường trước được. Chúng tôi đi thăm buồng bệnh 4 giờ một lần. Nhịp tim và nhịp thở của bệnh nhân đều được máy móc theo dõi liên tục. Nhưng như vậy là chưa đủ, nhiều người đột ngột khó thở và đi vào suy hô hấp rất nhanh.

Tình trạng của họ được gọi là “Hội chứng suy hô hấp cấp tính – ARDS”. Lúc này, trong các phế nang của bệnh nhân chứa đầy dịch tiết của quá trình viêm. X-quang ngực của bệnh nhân trở nên trắng xóa, hình ảnh tiêu biểu của việc có nước trong phổi. Bệnh nhân một khi mắc ARDS sẽ cực kỳ khó thở, tỷ lệ tử vong lên đến 40%. Cách duy nhất để cứu sống họ là lắp đặt máy thở, bổ sung áp lực giúp khuếch tán oxy vào trong máu.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, để tiến tới “Hội chứng suy hô hấp cấp – ARDS” phải mất một quá trình dài, nhưng ở bệnh nhân Covid-19 thì nó có thể xảy ra chỉ trong một đêm. Phổi của họ lúc này giống như nạn nhân bị đuối nước hay những trường hợp hít phải khí độc. Các phế nang quan trọng hầu hết đều bị tổn thương.

Ca bệnh đầu tiên cũng là ca bệnh khiến tôi ám ảnh nhất. Sau khi được lắp máy thở, đáng nhẽ bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng, bệnh nhân chỉ vùng vẫy tứ chi, di chuyển miệng và cơ thể để cố gắng thở. Những giọt máu hồng trào ra từ ống nội khí quản, thậm chí bệnh nhân còn định dùng tay rút hết các đường ống được cố định nơi miệng, khiến chúng tôi phải kiềm chế anh ta lại.

Ở các ca viêm phổi khác, tôi quan sát được dịch màu vàng hoặc xanh trào ra từ miệng bệnh nhân. Nhưng với các ca nhiễm Covid-19 thì chỉ toàn một màu đỏ hồng. Điều đó cho thấy phổi bệnh nhân tràn ngập toàn máu. Chúng tôi phải liên tục hút loại dịch tiết này ra để họ dễ thở hơn.

Trước đó vài tháng, nhiều đồng nghiệp của tôi còn đùa với nhau rằng họ muốn bị nhiễm Covid-19 để được nghỉ làm mà vẫn có lương. Tuy nhiên sau một loạt ca lâm sàng khủng khiếp đã trải qua, không ai trong chúng tôi còn suy nghĩ đó nữa.

Hiện tại, tôi phải làm việc theo ca 12 tiếng, số lượng máy thở được tăng lên 4 lần so với bình thường. Khẩu trang y tế chỉ đủ cho mỗi người một cái, chúng tôi phải vệ sinh lại nó nếu muốn sử dụng trong các lần trực tiếp theo.

Số lượng bệnh nhân đang ngày một tăng. Chắc chắn đến một lúc nào đó, số máy thở ít ỏi sẽ không đủ. Đó là thời điểm tôi phải quyết định khó khăn xem bệnh nhân nào có cơ hội sống cao hơn được tiếp tục điều trị, còn bệnh nhân nào thì không.

Trường Giang (Theo Propublica)

Covid-19 sẽ lây theo cấp số nhân nếu người dân không ở nhà

Covid-19 sẽ lây theo cấp số nhân nếu người dân không ở nhà

- Khi lây ra cộng đồng, nếu không tìm được bệnh nhân F0, Covid-19 sẽ tiếp tục lây cho nhiều người khác theo cấp số nhân.